Friday, July 27, 2012

TQ muốn thắng Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ phải dựa vào tên lửa, tàu ngầm

Mặc dù đến năm 2020 Trung Quốc sở hữu 3 hải đội chiến đấu HKMH, nhưng cũng vẫn thua xa Mỹ, phải dựa vào hoả tiễn và tàu ngầm...

Tờ “Thời báo Trung Quốc” Đài Loan cho biết, những năm gần đây, Quân đội Trung Quốc (PLA) tích cực phát triển tàu sân bay, thu hút sự quan tâm của quốc tế. Dư luận bên ngoài phán đoán Trung Quốc có kế hoạch đến năm 2020 xây dựng 3 cụm chiến đấu tàu sân bay, chủ yếu dùng cho tiến hành tác chiến “chống can thiệp (Anti-Acccess/Area Denial)” đối với quân Mỹ.



Hình ảnh hư cấu (trong mơ) máy bay chiến đấu của tàu sân bay Varyag, Trung Quốc. (Đến giờ này vẫn chưa thành hiện thực HSPblogspot)

Nhưng khi so sánh sự phát triển sức chiến đấu của tàu sân bay Mỹ, lúc này Quân đội Trung Quốc không thể và cũng không nhất thiết dùng phương thức “tàu đối tàu” để đối đầu trực tiếp với quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, mà có thể áp dụng sách lược “tên lửa bắn tàu sân bay” và “tàu ngầm tấn công tàu sân bay”.

Trung Quốc phát triển tàu sân bay, ngoài mục đích khẳng định vị thế nước lớn, còn chuẩn bị cho vấn đề eo biển Đài Loan và biển Đông. Do chiều sâu eo biển Đài Loan ngắn, Quân đội Trung Quốc phát triển tàu sân bay, không phải dùng để tấn công Đài Loan, mà dùng để “ngăn chặn Mỹ”.

Nếu mạo phạm triển khai trước tàu sân bay ở vùng biển Thái Bình Dương phía đông Đài Loan, trái lại có thể rơi vào phạm vi tấn công của cụm tấn công tàu sân bay quân Mỹ (CSG).

Nếu tàu sân bay Quân đội Trung Quốc chuẩn bị quyết đấu với tàu sân bay Mỹ, lấy năm 2020 làm tưởng định, số lượng tàu sân bay hai bên là 3 chọi 11, Trung Quốc hoàn toàn không có cơ chiến thắng. Nếu chỉ bàn tới sức chiến đấu của tàu sân bay, tàu sân bay Varyag của Quân đội Trung Quốc có thể mang theo 40 máy bay chiến đấu, số lượng chỉ bằng một nửa tàu sân bay lớp Nimitz của quân Mỹ.


Cụm chiến đấu tàu sân bay Nimitz của Hải quân Mỹ. Cụm chiến đấu này đã đến eo biển Đài Loan khi xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996.

Ngoài ra còn có khả năng phòng không và tấn công của cụm chiến đấu, tàu tên lửa dòng 052 của Quân đội Trung Quốc cũng không phải là đối thủ của tàu Aegis quân Mỹ.

Những yếu tố khác như đào tạo nhân viên, kinh nghiệm tác chiến, khả năng chiến đấu liên hợp, khả năng tác chiến điện tử, Quân đội Trung Quốc cũng rất khó đuổi kịp Mỹ trong ngắn hạn/tương lai gần.

Nhưng, trong sử dụng tàu sân bay, Trung Quốc cũng có ưu thế nhất định, chỉ cần sử dụng “địa lợi”, đưa phạm vi tấn công kiểm soát trong bán kính tác chiến của Không quân Trung Quốc, máy bay chiến đấu các kiểu cất cánh từ căn cứ đất liền có thể khắc phục điểm yếu về số lượng máy bay chiến đấu trên tàu sân bay;

cộng với việc nếu có đủ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và tàu ngầm phục kích hỗ trợ dưới nước, có thể đe doạ tàu sân bay quân Mỹ từ xa tới, làm cho nó không thể tiếp cận phạm vi 1.000 km ở duyên hải Trung Quốc, như vậy tàu sân bay Trung Quốc có thể vượt qua chuỗi đảo thứ nhất ở Tây Thái Bình Dương, tiến hành tác chiến “chống can thiệp” đối với Mỹ.

Nói cách khác, Quân đội Trung Quốc phát triển tàu sân bay chỉ là một trong nhiều thủ đoạn tác chiến “chống can thiệp” đối với Mỹ, hoàn toàn không tạo ra được sức chiến đấu răn đe, ngăn chặn quan trọng và có hiệu quả nhất.


Biên đội tàu sân bay Trung Quốc (tưởng tượng).

Vì vậy, đối với tàu chiến Mỹ, việc khó phòng thủ nhất có lẽ là sự tấn công của tên lửa chống tàu sân bay có vận tốc gấp 7 lần tốc độ âm thanh, bổ nhào từ trên bầu khí quyển xuống, tiếp theo là sự tấn công của tàu ngầm dưới nước khó mà dò tìm được.

Ba cụm chiến đấu tàu sân bay được Quân đội Trung Quốc tích cực phát triển, ngược lại, là những mục tiêu tương đối dễ đối phó của quân Mỹ.

Trong khi đó, theo Hoàn Cầu báo bình luận, nếu muốn phòng thủ có hiệu quả trong quá trình xung đột Mỹ-Trung, Quân đội Đài Loan có thể buộc phải tìm ra “kẽ hở” an ninh trong đó, tiến hành đột kích đối với phòng tuyến “chống can thiệp”, chẳng hạn phát triển tên lửa chống hạm bờ biển có tầm phóng xa hơn, nhằm ép buộc cụm chiến đấu tàu sân bay “chống can thiệp” của Trung Quốc khó thực hiện được “chống can thiệp” ở vùng biển phía đông Đài Loan; hoặc tăng số lượng tên lửa phòng không để ngăn chặn máy bay chiến đấu mang theo tên lửa vượt qua eo biển Đài Loan hỗ trợ cho tàu sân bay tác chiến – đây đều là những thủ đoạn có hiệu quả có thể xoay chuyển tình hình chiến tranh (chiến cuộc) giữa Mỹ-Trung.


Một chi đội tàu đổ bộ và một lữ đoàn đánh bộ của Hạm đội Nam Hải đến biển xa tiến hành diễn tập tấn công-phòng thủ và vận chuyển binh lực.


Biên đội tàu khu trục/hộ vệ của Hạm đội Nam Hải kiểm tra kỹ năng chiến đấu thực tế.


Căn cứ bảo đảm của Hạm đội Nam Hải tiến hành tiếp tế cho tàu chiến.


Chi đội tàu đổ bộ Hạm đội Nam Hải diễn tập.

Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu, Phượng Hoàng)

Nam Yết chuyển

No comments: