Tuesday, June 4, 2013

Mỹ không để TQ hoành hành ở Biển Đông NgV



Mỹ hôm nay (1/6) cảnh báo, nước này sẽ không dung thứ cho nỗ lực của bất kỳ nước nào nhằm phá vỡ thế nguyên trạng hiện nay ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông cũng như ở một số quần đảo tranh chấp khác thuộc Biển Đông.

left align image

“Hoa Kỳ đã là một cường quốc Thái Bình Dương từ 200 năm nay. Điều này không phải là mới. Chúng tôi có lợi ích ở đây, cũng giống như Trung Quốc và Nga có lợi ích trên toàn thế giới”. BTQP Mỹ, Chuck Hagel, Shangri-la , Singapore 2013

"Mỹ kiên quyết chống lại bất kỳ nỗ lực dọa dẫm, ép buộc nào nhằm thay đổi sự nguyên trạng”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tuyên bố đầy cứng rắn như vậy trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á đang diễn ra ở Singapore. Lời phát biểu này rõ ràng ám chỉ đến những động thái hung hăng, hiếu chiến gần đây của Trung Quốc nhằm phá vỡ thế nguyên trạng, đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông và một số quần đảo tranh chấp khác ở Biển Đông như quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Diễn đàn an ninh thường niên ở Singapore đã khai mạc ngày 31/5 và sẽ kéo dài trong 3 ngày. Đây là nơi Bộ trưởng Quốc phòng và giới quan chức đến từ các nước Châu Á-Thái Bình Dương thể hiện quan điểm, lập trường về các vấn đề an ninh quan trọng và nổi cộm trong khu vực.
Các đại biểu tham dự hội nghị an ninh lần này ở Singapore rất quan tâm đến phản ứng và thái độ của phái đoàn Trung Quốc do Trung tướng Qi Jianguo – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa dẫn đầu, trước chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở Châu Á, vấn đề Triều Tiên cũng như các cuộc tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông và Hoa Đông hiện nay.
Trung Quốc tỏ ra thận trọng trước chính sách chuyển hướng trọng tâm chiến lược của Mỹ về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sau một thập kỷ tập trung cho hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Bắc Kinh nghi ngờ rằng, chiến lược này là một nỗ lực của Washington nhằm kiềm chế sự nổi lên của một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori onodera lại tỏ ra rất hài lòng về bài phát biểu của người đồng cấp Mỹ Hagel. Ông onodera cho biết, nước ông “hoan nghênh” và “ủng hộ” chiến lược tái cân bằng lực lượng của Mỹ ở Châu Á nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực. Ông này cũng bày tỏ, Tokyo quyết tâm giữ vững nguyên trạng ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư mà họ đã và đang kiểm soát trong nhiều thập kỷ qua.
Với ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng gia tăng, Trung Quốc muốn giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông giữa họ với các nước láng giềng xung quanh trên cơ sở song phương và không có sự can dự của Mỹ hoặc các lực lượng bên ngoài.
Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp liên quan đến chủ quyền ở Senkaku/Điếu Ngư hoặc ở Biển Đông nhưng nước này tin tưởng mạnh mẽ rằng, các cuộc tranh chấp ở những khu vực này nên được giải quyết “theo cách thức có thể duy trì hòa bình và an ninh, tuân thủ nghiêm tục luật quốc tế đồng thời bảo vệ tự do thương mại cũng như tự do hàng hải và tự do trên vùng trời quốc tế”, Bộ trưởng Hagel nhấn mạnh.
"Ở Biển Đông, Mỹ tiếp tục kêu gọi các bên có tranh chấp kiềm chế như đã cam kết hồi năm 2001 và tìm kiếm còn đường hòa bình để giải quyết mọi việc”, ông Hagel nói thêm.

Ông chủ Ngũ Giác Đài cho biết, ông đã có lời mời Bộ trưởng Quốc phòng của 10 nước thành viên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đến Hawai tham dự cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đầu tiên do Mỹ chủ trì vào năm tới. Cuộc họp này sẽ tập trung vào việc thảo luận “một tương lai hòa bình, an toàn và năng động chung cho toàn bộ khu vực”.
Trong hai năm trở lại đây, Mỹ đang tăng cường can dự vào Châu Á-Thái Bình Dương và đang chuyển hướng tập trung lực lượng quân sự vào khu vực này. Động thái của Mỹ được nhiều nước Châu Á hoan nghênh trong bối cảnh họ phải đối diện với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản hôm 1/6 nhấn mạnh: “Sự hiện diện quân sự của Mỹ là không thể thiếu được trong việc đảm bảo hòa bình và sự ổn định ở Châu Á-Thái Bình Dương. Sự hiện diện đó không chỉ có tác dụng như một sự răn đe đối với những diễn biến bất ngờ không được báo trước mà còn giúp tạo cơ hội cho các cuộc đối thoại và hợp tác giữa các nước trong khu vực”. (VnMedia)


Ngày 1/6, phát biểu tại Hội nghị An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 tại Sinhgapore, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tuyên bố Nhật Bản đang tăng cường tiềm lực kinh tế và quân sự để đóng một vai trò có trách nhiệm hơn đối với cộng đồng quốc tế.
left align image
Minister of Defence for Japan, Mr Itsunori Onodera (left), and Deputy Chief of the General Staff of the People's Liberation Army, Lieutenant-General Mr Qi Jianguo (centre), shake hands at the Shangri-La Dialogue 2013, on June 01, 2013.

Bộ trưởng Onodera thừa nhận trong quá khứ, Nhật Bản đã gây ra những tổn thất nặng nề và nhiều đau khổ cho nhiều nước, đặt biệt là các nước châu Á, và rất lấy làm tiếc về điều này.
Ông nhấn mạnh chính quyền Tokyo mong muốn hướng về tương lai bằng thúc đẩy hợp tác và một nước Nhật Bản hùng mạnh sẽ đóng một vai trò có trách nhiệm đối với an ninh khu vực và thực hiện vai trò lãnh đạo mạnh mẽ như mong đợi của cộng đồng quốc tế.
Về những quan ngại của cộng đồng quốc tế liên quan tới việc Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể, đồng nghĩa với việc các lực lượng vũ trang của Nhật Bản sẽ được hưởng sự bảo vệ của một đồng minh trong trường hợp bị tấn công vũ trang, Bộ trưởng Onodera nêu rõ những quan ngại đó hoàn toàn hiểu nhầm ý định của Nhật Bản là muốn góp phần vào sự ổn định ở khu vực.
Ông cho biết để đạt được mục tiêu trên, lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua, Nhật Bản sẽ tăng ngân sách quốc phòng trong tài khóa 2013, và lần đầu tiên trong 8 năm qua, sẽ mở rộng quy mô lực lượng vũ trang.

Nhật Bản cũng đang xem xét lại các chính sách quốc phòng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay, trong đó sẽ nâng cao tính sẵn sàng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, củng cố mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bộ trưởng Onodera khẳng định những nỗ lực này có ý nghĩa to lớn đối với đảm bảo các lợi ích quốc gia, duy trì và củng cố trật tự quốc tế dựa trên các giá trị mang tính nền tảng của tự do, dân chủ và luật pháp thông qua thúc đẩy hợp tác với các cường quốc trong khu vực cùng chia sẻ các giá trị và lợi ích chung như Hàn Quốc và Australia.
Nhấn mạnh sự cần thiết của đối thoại, Bộ trưởng Onodera tin tưởng vào tự do hàng hải và ủng hộ nỗ lực của các nước thành viên ASEAN nhanh chóng hoàn tất Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).

Đối với các tranh chấp lãnh thổ - lãnh hải với Trung Quốc liên quan tới quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, Bộ trưởng Onodera kêu gọi sự hợp tác của các nước xung quanh và Trung Quốc để đưa ra các giải pháp như cơ chế điều phối hàng hải sớm nhất có thể.


Nam Yết chuyển

No comments: