Saturday, August 10, 2013

Nhờ TQ, Nhật quay trở lại vị thế một cường quốc biển





Trước hành đng ngày càng leo thang ca Trung Quc trên vùng bin tranh chp, Nhật Bản đang ngày càng vững mạnh hơn đ bo v ch quyn bin đo cũng như chng li nhng hành đng ca Trung Quc.



Lễ hạ thủy "khu trục hạm" DDH183 Izumo



Trong ngày 6/8, Nhật Bản đã ra mắt tàu khu trục khổng lồ mà thực chất là một HKMH với sức chứa 14 máy bay chiến đấu. "Khu trục hạm" mới này mang tên DDH183 Izumo có chiều dài 250m.
Theo các quan chức cấp cao Nhật Bản, tàu chiến mới sẽ được sử dụng trong quốc phòng, đặc biệt là trong các trận chiến chống tàu ngầm và thực hiện nhiệm vụ giám sát các khu vực biên giới. Ngoài ra, con tàu tối tân này sẽ bổ sung mạnh mẽ cho công tác cứu hộ, đối phó với những thảm họa thiên tai kinh hoàng như trận động đất và sóng thần xảy ra năm 2011.
Trong mắt dư luận và giới quan sát thì về vũ khí thông thường, Trung Quốc có bao nhiêu đã phô trương, khoe với bàn dân thiên hạ biết rồi nhưng mới chỉ vượt trội Nhật Bản về số lượng còn chất lượng thì ngược lại, Nhật Bản luôn vượt mặt.

Ngoài ra, các biện pháp về chính sách cũng được Chính phủ Nhật Bản quan tâm. Chính phủ Nhật Bản cũng bộc lộ mong muốn được sửa đổi các điều khoản của Hiến pháp liên quan đến lực lượng vũ trang để đất nước có một quân quân đội đầy đủ.
Nếu kế hoạch của chính phủ Nhật Bản được thực thi, sẽ có những thay đổi đáng kể trong tình hình chính trị-quân sự ở châu Á cũng như buôn bán vũ khí toàn cầu. Nhật Bản đã chi khoản tiền khổng lồ để xây dựng tổ hợp công nghiệp-quân sự hàng đầu. Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định tăng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua trong năm tài khóa 2013. Ngân sách quốc phòng của đất nước Mặt trời mọc lên tới với mức 4.753 tỉ yên (khoảng 52 tỷ USD), tăng tới 40 tỷ yên so với tài khóa trước. Hiện thời, nhu cầu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã được đáp ứng chủ yếu nhờ hệ thống vũ khí do Nhật Bản tự thiết kế và sản xuất hoặc sản xuất tại Nhật Bản với giấy phép Mỹ.

Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nhật Bản đã hoàn thiện, phát triển hàng loạt vũ khí trang bị tiên tiến hiện đại như tàu ngầm, máy bay tuần tiễu chống ngầm, chiến hạm... với một tốc độ khiến Trung Quốc ngỡ ngàng, còn chất lượng khiến Trung Quốc bi quan. Các sản phẩm do Nhật Bản tự sản xuất Trung Quốc có muốn "nhái" cũng khó.
Song song với việc trang bị vũ khí, hiện đại hóa lực lượng phòng vệ Nhật Bản còn có nhiều bước đi nhằm thắt chặt chuỗi đảo do Mỹ, Nhật và các đồng minh lập nên. "Chuỗi đảo thứ nhất" là một nhóm quần đảo lớn đầu tiên nằm ngoài lục địa Đông Á, bao gồm quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan và phía bắc Philippines.

Mới đây, báo chí Trung Quốc vừa ca ngợi lần đầu tiên các chiến hạm của họ đã đi hết vòng quanh Nhật Bản, qua ngõ các eo biển phía Bắc và phía Nam nước này. Theo đó, sau khi tham gia các cuộc tập trận trên biển với Nga ở vùng biển Nhật Bản, 5 chiến hạm của Trung Quốc đã đi ngang qua eo biển Soya giữa đảo Hokkaido (phía Bắc Nhật Bản) và đảo Sakhaline của Nga.
Theo nhật báo Anh ngữ China Daily, khi ra đến Thái Bình Dương, đoàn chiến hạm này đã trực chỉ hướng Nam, rồi quay trở về cảng Trung Quốc ngày 28/07 qua ngỏ eo biển Miyako (phía Nam đảo Okinawa của Nhật Bản).
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng xác nhận rằng phi cơ tuần tra của nước này đã nhìn thấy năm chiến hạm Trung Quốc di chuyển ngang qua khu vực giữa đảo Okinawa và đảo Miyako, mặc dù những tàu này không đi vào lãnh hải Nhật Bản.
Đáp lại động thái này, Nhật Bản đã cử các tàu khu trục và chiến cơ giám sát hạm đội của Trung Quốc sát sao. Đồng thời, Nhật Bản cũng lên kế hoạch bảo vệ đảo cùng đồng minh.

Theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, Tokyo đang nắm trong tay 6.847 hòn đảo xa xôi. Trong đó, 90 hòn đảo thuộc diện bỏ hoang không người ở. Hiện tại, Nhật Bản đang triển khai xây dựng một khu cảng đa dụng tại hòn đảo phía nam Okinotorishima thuộc làng Ogasawara nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc nhăm nhe chiếm đảo. Chính phủ Nhật Bản dự kiến chi 75 tỷ Yên để xây khu cảng tại đảo Okinotorishima, nơi có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược về an ninh quân sự, vì nó là trung điểm giữa chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai.
Chính sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo động lực cho Nhật Bản tăng cường sức mạnh, đặc biệt là về mặt quốc phòng, để nước này có thể tự tin quay trở lại vị thế một cường quốc biển .

Nhật Bản đã từng chế tạo tàu sân bay Hosho có ý nghĩa thực sự đầu tiên trên thế giới, cũng đã tự mình xây dựng được "lực lượng cơ động hàng không mẫu hạm" tung hoành một thời trên sóng biển Thái Bình Dương.

Từ Kongo, Kirishima đến Ise, Hyuga, cùng với sự phục hồi từng bước của những chiếc tàu nổi tiếng thời Chiến tranh thế giới thứ hai, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ngày càng đến gần với giấc mơ hạm đội liên hợp khổng lồ thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tàu khu trục trang bị trực thăng mang tên Hyuga được chính thức hoạt động tháng 3 năm 2009 và tàu khu trục trực thăng mang tên Ise đưa vào hoạt động tháng 3 năm 2011 đều được cho là "bán tàu sân bay" của Nhật Bản, còn tàu khu trục chuyên dụng chuyên dụng cho trực thăng 22DDH được chế tạo từ tháng 1 còn lớn hơn chúng nhiều, dài tới 248 m, rộng tới 38 m, lượng giãn nước đầy là 27.000 tấn, kích cỡ gần như lớn hơn 50% so với tàu lớp Hyuga.

Về tên gọi chính thức, tàu DDH183 Izumo vẫn gọi là tàu khu hộ vệ trực thăng. Chiếc "tàu hộ vệ" có lượng giãn nước đầy trên 20.000 tấn này sẽ là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, thậm chí vượt cả một số HKMH hạng nhẹ hiện có, như tàu sân bay lớp Invincible của Anh.

Còn so với các quốc gia sở hữu tàu sân bay ở châu Á đã chính thức đưa vào sử dụng như Ấn Độ, Thái Lan, kể cả Liêu Ninh của HQ Trung Quốc, tàu 22DDH/ DDH183 Izumo của Nhật Bản là tiên tiên nhất, bất kể là về động cơ, hệ thống điện tử và vũ khí trang bị hay là các chức năng như tác chiến đối không, đối hải và vận tải cứu nạn.

Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã mất đi hầu như toàn bộ lực lượng hải quân, vị thế hải quân của họ từng một thời xưng bá Thái Bình Dương đã bị "xóa sổ" sau cuộc chiến, nhiều năm sau đó trở thành lực lượng canh phòng bờ biển.
Mặc dù do nhu cầu chính trị của Chiến tranh Lạnh, sau thập niên 50 của thế kỷ trước, Mỹ tiếp tục giúp đỡ Nhật Bản, Nhật Bản cũng tận dụng cơ hội này để khôi phục sức mạnh quân sự của mình. Nhưng, Mỹ căn bản đã vô tình xây dựng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trở thành một lực lượng trên biển mạnh có thể đảm đương nhiệm vụ tác chiến độc lập.
Trái lại, Mỹ luôn đối xử Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản như một "tiểu đệ" ở Tây Thái Bình Dương của Hạm đội Thái Bình Dương. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhiệm vụ được Hải quân Mỹ phân công cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là săn ngầm, hộ tống, yêu cầu Lực lượng Phòng vệ Biển bảo đảm an toàn các tuyến đường hàng hải ở Tây Bắc Thái Bình Dương, phong tỏa căn cứ hải quân của Liên Xô ở Viễn Đông, đề phòng tàu ngầm Hải quân Liên Xô tiến ra Tây Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh chiến thuật như vậy, việc xây dựng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã thiên về săn ngầm, quét mìn trong thời gian dài, phần lớn tàu chiến và máy bay của họ đều lấy tác chiến săn ngầm làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, tình hình chính trị thế giới đã có sự thay đổi to lớn: sự tan rã của Liên Xô làm cho phương hướng phòng thủ của Mỹ-Nhật đã có sự thay đổi tương đối lớn, từ đề phòng sự bành trướng từ phía bắc chuyển tới hướng tây nam, tức là phòng bị cường quốc mới nổi ngày càng trỗi dậy - Trung Quốc.

Vì vậy, tư duy xây dựng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng đã có một số thay đổi, từ đơn thuần theo đuổi chống tàu ngầm trở thành theo đuổi năng lực ứng phó với các loại khủng hoảng, điểm này có thể nhìn thấy vào việc họ trang bị tàu khu trục Aegis.
Mặc dù năng lực tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã được tăng cường tương đối lớn, nhiệm vụ ứng phó cũng ngày càng đa dạng hóa, nhưng tác chiến săn ngầm truyền thống vẫn là quan trọng nhất, làm tốt vai trò chống tàu ngầm cho Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ vẫn là sứ mệnh chủ yếu của họ.
Vì vậy, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đặc biệt coi trọng chế tạo phương tiện mang theo máy bay trực thăng săn ngầm, đã từng trang bị tàu khu trục trực 


Nam Yết chuyển

No comments: