Friday, August 23, 2013

TẤN CÔNG TOÀN CẦU THẦN TỐC CỦA MỸ_Jane

 
Tấn công thần tốc toàn cầu” bằng vũ khí phi hạt nhân của Mỹ , sẽ tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên phạm vi toàn cầu,  trong thời gian  1 giờ.
Do những thâm hụt và khủng hoảng ngân sách, Mỹ có thể sẽ cắt giảm các khoản chi tiêu dành cho quốc phòng. Nhưng sẽ rất sai lầm nếu cho rằng, từ những cắt giảm đó, sức mạnh quân sự Mỹ sẽ yếu đi. Quân đội Mỹ đang cố gắng giảm thiếu các chi phí thông thường, nhưng lại tăng cường các khoản đầu tư ngân sách kỷ thuật mới.

Trên thực tế, Mỹ đã chi một khoản ngân sách rất lớn nhằm phát triển chương trình “Đòn tấn tấn công thần tốc toàn cầu” (Prompt Global Strike – PGS). Đây là hệ thống  tấn công bằng vũ khí phi hạt nhân,  tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên phạm vi toàn cầu trong thời gian giới hạn 1 giờ. Đây là chương trình có tên gọi DARPA Falcon Project (Falcon HTV-2). Số lượng các loại vũ khí này trong kho vũ khí chiến lược Mỹ ngày càng tăng.
Theo đánh giá của các chuyên gia Bộ Quốc phòng Nga, đến giữa thập kỷ trong trang bịsẵn sàng chiến đấu của Washington sẽ có từ 1.500 – 1.800 hỏa tiển hành trình tốc độ siêu thanh sử dụng phương tiện mang trên không và trên biển, nhằm mục đích giáng những đòn tấn công  chính xác tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trong loạt phóng đạn đầu tiên. Đến năm 2020 số lượng này có thể tăng đến 2500 – 3000 đơn vị.
Đầu đạn siêu thanh dự án DARPA Falcon Project.

Mỹ nỗ lực phối  hợp hệ thống “đòn tấn công thần tốc toàn cầu” với hệ thống phòng thủ vũ trụ và hệ thống phòng thủ hỏa tiển  để  thành một siêu hệ thống. Dưới lá chắn của hệ thống tấn công và phòng thủ toàn cầu, vũ khí tấn công chiến lược của các cường quốc, bao gồm cả vũ khí hạt nhân sẽ trở thành vô dụng. Các đòn tấn công của Mỹ với thời gian rất ngắn, sẽ đánh trúng các mục tiêu – phương tiện mang chiến lược, số lượng không đáng kể các hỏa tiển  được phóng lên sẽ bị bắn hạ bởi hệ thống phòng thủ   tầm xa.
Với hệ thống  tấn công – phòng ngự này,  Mỹ dự tính  sẽ làm lệch cán cân chiến lược toàn cầu và khu vực về phía Mỹ, đẩy khả năng phản kích hoặc tấn công của của các nước khác trở thành nhỏ nhất hoặc bằng không trong các tình huống đặc biệt nghiêm trọng và dồn nén không gian chiến lược của đối phương ở mức nhỏ nhất, bao quanh biên giới các nước không thân thiện.
Đòn tấn công thần tốc của các đầu đạn siêu thanh nhằm vào các mục tiêu chiến lược như hầm phóng hỏa tiển đạn đạo.
Điều này đẩy các nước sở hữu vũ khí tấn công chiến lược vào tình huống khó khăn: Hoặc họ mất hoàn toàn khả năng phản kích đối phương bằng vũ khí chiến lược, hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân ồ ạt tấn công trước để tránh bị hủy diệt.
Một câu hỏi được đặt ra: Ai sẽ là đối thủ chính trong chiến lược siêu phòng ngự này, trong danh sách đen của Mỹ sẽ có các nước như: Iran, Bắc Triều Tiên, Nga, Trung cộng . Với Iran, vấn đề hoàn toàn chưa rõ ràng, Bắc Triều Tiên trên thực tế tiềm lực tấn công bằng vũ khí hạt nhân khá nhỏ do công nghệ phát triển chưa đủ mạnh. Do vậy, hai cường quốc được Mỹ chú trọng là Nga và Trung cộng.
Sơ đồ thử nghiệm Falcon HTV trên Thái Bình Dương.

Liên bang Nga với lực lượng vũ trang có hệ thống hỏa lực phòng không mạnh nhất thế giới và đã từng được thử thách, từ giai đoạn của chiến tranh lạnh đã xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ vũ trụ thành các tuyến phòng thủ rất mạnh, được trang bị các hệ thống hỏa tiển  như S – 400, S-400M, các tổ hợp phòng thủ hỏa tiển tầm trung và tầm gần “Tor” và “Amur” thuộc hệ thống phòng không thành phố Moscow A- 135. Hệ thống phòng thủ đa tầm, rộng khắp và dày đặc này có thể bẻ gãy mọi đòn tấn công từ trên không ngay từ ngoài biên giới nước Nga.
Nếu Mỹ muốn tấn công nước Nga bằng các hỏa tiển siêu thanh, thì toàn bộ châu Âu sẽ nằm trong vòng nguy hiểm. Đây là điều Mỹ hoàn toàn không mong muốn. Ngược lại, Nga có thể phản công  rất nhanh bằng các hệ thống hỏa tiển đạn đạo tầm trung và tầm xa phóng từ tàu ngầm trực tiếp vào nước Mỹ. Với đòn tấn công tầm trung và các hỏa tiển đạn đạo ngày nay, phòng thủ  hỏa tiển Mỹ hoàn toàn vô dụng.
Như vậy, nếu xét trên khía cạnh chiến lước tấn công và phòng ngự theo phương án thống trị 3 không gian chiến lược – vũ trụ, trên không và trên biển, tính toán đến những khả năng và sự trỗi dậy của Trung cộng , cùng với những tuyên bố và chính sách đối ngoại quốc phòng. Có thể thấy rõ, theo các chuyên gia, hypersonic vehice như X-41 đang nhằm vào Trung cộng .
Cùng với sự ngạc nhiên của các chuyên viên  quân sự thế giới trong lĩnh vực phòng thủ, các tướng lĩnh và nhà khoa học Trung cộng  quan tâm nhiều đến hệ thống phòng thủ hỏa tiển  và bỏ qua mối nguy cơ bị tấn công tầm xa bằng những đòn  tấn công  đầu đạn siêu thanh. Một số chuyên gia nhận xét, Trung cộng  đang đứng trước những lựa chọn khó khăn. Từ một hướng, khoa học  quốc phòng không có khả năng xây dựng một hệ thống phòng thủ  hiệu quả. Từ góc độ khác, nếu như Trung cộng  đầu tư xây dựng hệ thống, các nước khác sẽ phát giác  ra hạn chế đồng thời làm lộ bí mật các hầm phóng ngầm của hỏa tiển đạn đạo.
Sự phát triển mạnh mẽ các đầu đạn tấn công của Trung cộng   Đông Phong DF–21 định hướng tấn công hkmh, cũng như số lượng các hỏa tiển  mang đầu đạn hạt nhân cũng như đầu đạn thông thường của Trung cộng  khá lớn. Riêng 2 lữ đoàn  DF – 21 được sử dụng để đẩy lùi hkmh của Mỹ ra khỏi tuyến phòng thủ biển khơi thứ 1 của Trung cộng . Điều này đã đặt cho Mỹ nguy cơ khó lòng bảo vệ các căn cứ của mình trên Okinawa cũng như đảo Guam, các đồng minh của Mỹ ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông sẽ bị sức ép nặng nề từ hải quân Trung cộng  mà Mỹ không thể có hkmh để giải quyết khủng hoảng nếu xảy ra.
Từ những căn cứ tính toán về khả năng tấn công  tầm rất xa tiêu diệt các trận địa hỏa tiển  bằng vũ khí phi hạt nhân siêu thanh (loại vũ khí phá hủy bằng động năng như X-41 hoặc Falcon HTV)  Mỹ có thể tấn công các trận địa của PLA ngay khi mới xữ dụng  đội hình tác chiến, đồng thời có thể công kích mọi điểm trên lãnh thổ Trung cộng  với thời gian ngắn hơn rất nhiều lần hỏa tiển  Trung cộng  tiếp xúc  mục tiêu.
Tấn công  bằng nhiều phương tiện mang PGS với tầm bay nhiều nghìn km tấn công các hệ thống hỏa tiển  đạn đạo.
Với tốc độ bay siêu thanh từ thượng tầng khí quyền, vật thể bay được cấu tạo để bay theo cách lướt trên không , với góc dốc xuống không lớn gây khó khăn cho các loại hỏa tiển  phòng không tầm cao, tầm trung và hoàn toàn không thể bị bắn hạ ở tầm gần.
Đầu đạn động năng chắc chắn được chế tạo từ vật liệu siêu bền sẽ tăng khả năng chịu đựng các đầu đạn phòng không. Ngoại trừ cách  phá hủy bằng động năng thì khả năng tiêu diệt đầu đạn rất khó. Cũng chưa có loại hỏa tiển  nào của Trung cộng  có khả năng đánh chặn, ngoại trừ trường hợp Trung cộng  mua của Nga  S – 400, điều mà họ đang thương thuyết.
Sơ đồ đường bay tấn công của Falcon HTV-2.
Cho đến khi Trung cộng  có thể có được một hệ thống phòng không tầm xa và dày đặc như của Nga, thì Mỹ vẫn âm thầm phát triển PGS, sẽ không ngạc nhiên nếu các đầu đạn PGS có tốc độ bay từ 5 – 6 M cho đến gần 20 M thì cũng không có hệ thống hỏa tiển nào đánh chặn được, ngoại trừ S-500 hoặc các hỏa tiển  thế hệ sau cao hơn nữa có tầm phòng không đến hàng nghìn km. Đó có thể là chuyện của Trung – Mỹ đến năm 2020 trong vòng xoáy chạy đua vũ trang mới trên Thái Bình Dương.
Trong khi đàm phán vấn đề giảm thiểu vũ khí tấn công chiến lược, Nga đã phát biểu chống lại khả năng Mỹ sử dụng các phương tiện mang vũ khí hạt nhân để lắp đặt các đầu đạn phi hạt nhân, điều đó đã giúp Mỹ giảm một khoản ngân sách khổng lồ cho phòng thủ hỏa tiển, đồng thời thúc đẩy chương trình phát triển hệ thống vũ khí “Đòn tấn công thần tốc toàn cầu” siêu thanh – supersonic.
Có thể trong tương lại , có nhiều khả năng trong các cuộc đàm phán về giảm vũ khí hạt nhân, Nga vẫn tiếp tục duy trì quan điểm của mình. Nhưng Nga cũng không thể dừng hoặc hãm chậm tốc độ nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh. Trong việc này có vấn đề Nga đang yêu cầu Mỹ hãm chậm tốc độ hoặc hủy kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ hỏa tiển  ở châu Âu, đồng thời nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của các cường quốc hạt nhân khác. Vì vậy, Nga không có điểm nào có lợi thế để ngăn chặn hoặc phản đối kế hoạch phát triển vũ khi siêu thanh của Mỹ.
Nhưng trên thực tế, những nước trang bị vũ khí thông thường sẽ rơi vào tình thế yếu hơn so với Mỹ, để tránh bị tổn thương, họ thường hướng đến phương pháp đấu tranh phi đối xứng. Sự ổn định chiến lược của thế giới một phần rất lớn phụ thuộc vào sự ổn định ở châu Âu và Đông Bắc Á.
Thế giới cần hiểu điều đó và làm cho các siêu cường, thường hay tuyên bố “vì một thế giới không còn vũ khí hạt nhân” hiểu được vấn đề này với hy vọng họ không phát triển các loại vũ khí theo công ước quốc tế, nhưng lại có thể thay thế được vũ khí hạt nhân. Điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh thế giới.
Những người thật sự yêu hòa bình hy vọng rằng, hệ thống phương tiện căn bản để có thể phóng những đầu đạn siêu thanh phi hạt nhân cũng như hệ thống phòng thủ hỏa tiển  sẽ là những vấn đề được đề cập đến trong các chương trình nghị sự nhằm cắt giảm các loại vũ khí tiến công chiến lược. Đây cũng là một cơ hội gìn giữ hòa bình và ổn định.
Trịnh Thái Bằng
_____________________

Hypersonic X-Plane (HX) - DARPA Tries Again - Aviation Week

Hypersonic X-Plane (HX) - DARPA Tries Again
Posted by Graham Warwick 6:24 AM on Aug 24, 2012

If at first you don't succeed, make it harder then try again. That seems to be the premise behind the US Defense Advanced Research Projects Agency's new Integrated Hypersonics (IH) program.
IH is a follow-on to DARPA's Falcon program, which failed in two attempts to fly the HTV-2 hypersonic glider. So much of a follow-on, in fact, that the IH program is to begin with a third flight of the HTV-2.
The new program is planned to culminate in 2017 with the flight of the Hypersonic X-Plane (HX), to demonstrate technology not only for a prompt global strike weapon, but potentially hypersonic aircraft missions "such as time-critical, survivable transport", says DARPA.
Notional HX concept. (DARPA)
DARPA's briefing to industry, on Aug. 14, didn't mention the ill-fated HTV-2 by name, but did make clear that "Flight 1" in the IH program will "Conduct [a] full-scale baseline test of [a] modified vehicle incorporating lessons learned from previous flights in aerodynamics, controls, and thermal design." The goal is a 4,000nm flight at Mach 17-20. So HTV-2 Flight 3 it is.
The IH briefing makes clear the lessons DARPA has learned from the failures of the HTV-2 flights in April 2010 and August 2011, both of which ended about 9 minutes into the flight as the vehicle re-entered the atmosphere after its rocket launch and pulled up at Mach 20 to begin its glide across the Pacific.
Several things are different about IH, some to fix what went wrong with HTV-2 and some to make the program more technically challenging/rewarding and justify spending money on what could be viewed as a thinly disguised effort to fly the HTV-2 one more time.
HTV-2 (Concept: DARPA)
First, what went wrong with HTV-2? On both flights, the hypersonic glider was launched from Vandenberg AFB on  a Minotaur IV, which maneuvered to reduce the energy imparted but still boosted the HTV-2 on a ballistic trajectory out of the atmosphere, from where the vehicle had to re-enter then pull up into a glide.
On Flight 1, higher-than-predicted yaw coupled into roll and exceeded the control authority of the glider's body flaps. The solution was to adjust the center of gravity, reduce the angle of attack and use the reaction-control system to augment the flaps. And these fixes appear to have worked on Flight 2, where something else went wrong. On Flight 2, the HTV-2 had established stable flight at Mach 20 when a series of shocks caused the autonomous flight safety system to terminate the flight. Investigators concluded that pieces of the vehicle's skin peeled away in the intense heat, creating strong shocks that caused the vehicle to roll abruptly. The enhanced control system righted the vehicle after several shockwave-induced rolls, but eventually the disturbances became too severe.
So what does that mean for IH?. First,  DARPA wants to increase the aerodynamic and control performance of the vehicle. It is aiming for a 20% higher hypersonic lift-to-drag ratio (L/D), to extend range, and twice the control authority. Second, it wants to improve the thermal protection system, aiming for a 25% higher margin. DARPA wants to combine the high L/D of the sharp-edged HTV-2 with the robust control of Sandia's Swerve re-entry vehicle or the X-37B winged spaceplane.
HX vs HTV-2 boost profiles. (DARPA)
But, more importantly, it wants to change the way the vehicle is launched (above), from a ballistic trajectory (blue) to a direct insertion (green), to reduce the heating on the aeroshell. One way to do that is to add a rocket to the vehicle, to augment the launch vehicle and insert the HX into its cruise with a shallow flight-path angle, avoiding the high apogee and subsequent pull-up from a low perigee that marked the ICBM-like HTV-2 launches.
The same multi-burn propulsion system would then be used periodically during flight to reboost the vehicle, to extend its cruise range. For HX, DARPA is aiming for a downrange of more than 20,000nm at Mach 20-25, and a cross-range capability of more than 10,000nm, in a single maneuver or a series of mid-course and terminal maneuvers.
HX boost-glide flightpath (DARPA)
And, finally, DARPA wants to both improve the telemetry and instrumentation and air-recover the HX, so it can get a better idea of what is going on aerodynamically and thermally at hypersonic speeds and so it can examine the thermal protection system after flight to see how it performed.
The agency wants to be able to measure the temperature gradients on the vehicle's skin and to measure the surface recession as the thermal protection ablates (burns away) in temperatures exceeding 2,900°F. And it wants to trasmit the telemetry in flight at Mach 20 via commercial satellite at data rates up to 10Mbps.
HX recovery concept (DARPA)
Under the IH program, DARPA plans to award contracts for ground-based and subscale flight tests in five technical areas from aero-configuration to propulsion. Up to $40 million is available of the 12-month base phase and another $30 million for an 18-month option phase that would include three subscale flights in the second quarter of fiscal 2015.
The plan is to bring the technologies developed and demonstrated under these individual contracts together in the HX vehicle, with a 20,000nm-range, Mach 20-25 test flight planned for the first quarter on fiscal 2017.
What can be said is that HX is not as ambitious as DARPA's once-planned follow-on the HTV-2, the HTV-3X Blackswift, which was to be capable of taking off from a runway on turbojet power, accelerating to Mach 6 on scramjet propulsion, maneuvering and landing back on a runway.
Tags: ar99, unmanned, DARPA, hypersonics

Nam Yết chuyển

No comments: