Sunday, May 3, 2015

Josh Gelernter - Chuyện gì xảy ra nếu ngày nay Việt Nam Cộng Hòa là một nước độc lập? Josh Gelernter




Nhìn sự phát triển của Hàn Quốc để tưởng tượng nếu Việt Nam Cộng Hòa còn sống đến hôm nay. 


Hãy nhìn vào các nước Đông Á và tưởng tượng xem Việt nam Cộng Hòa nếu còn sống sẽ trở thành một quốc gia như thế nào?
30 tháng Tư sắp tới là ngày kỷ niệm lần thứ 40 năm kể từ khi Sài Gòn thất thủ. Bốn mươi năm sau khi Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam, rất có thể lời nói dối kinh điển nhất trong lịch sử nước Mỹ chính là "sự can thiệp vào khu vực Đông Dương của Mỹ là một ý tưởng quá tệ".

Trong hầu hết các cuộc tranh luận thì dường như ai cũng nhìn việc tham chiến ở Việt Nam là một sai lầm như một sự thật hiển nhiên, và chỉ có một số người thuộc phe bảo thủ nhìn thấy điều này là điểm đáng để tranh luận. Khi các thành viên Đảng Cộng hòa nói về Việt Nam, họ thường bảo vệ phía quân đội hơn. Thỉnh thoảng còn có người cho rằng chiến dịch Tết Mậu Thân là một chiến thắng của nước Mỹ. Thỉnh thoảng câu chuyện Mỹ Lai lại được đem ra so sánh với hàng ngàn tội ác tương tự, và hàng tá những vụ còn nặng nề hơn mà bộ đội miền Bắc đã thực hiện. Hiếm khi có người chỉ ra rằng từ khi Creighton Abrams thay thế vị trí đứng đầu Bộ chỉ huy Việt trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam do William Westmoreland nắm giữ, chúng ta đã bắt đầu thắng trong trận chiến – và bằng việc từ chối thực hiện theo các thỏa thuận sau Hiệp định Paris, Quốc Hội đã giật chiến thắng quân sự khỏi tay miền Nam Việt Nam.

Thay vì đưa ra những lý lẽ từa tựa như vậy, tôi sẽ chỉ ra một vài thực tế về khu vực Đông Á trong thời điểm hiện tại. Sau khi chủ nghĩa đế quốc sụp đổ cùng với thời điểm kết thúc Thế chiến thứ II, khu vực Đông Á bắt đầu xây dựng lại từ đầu. Mỹ đã ủng hộ ba chính phủ chống Cộng Sản trong cuộc chiến ngăn cản chủ nghĩa Marx lan rộng: Chúng ta ủng hộ nước Trung Hoa Dân Quốc chống lại Công hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng tôi ủng hộ nước Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc) chống lại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, và chúng tôi ủng hộ Việt Nam Cộng hòa chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này có nghĩa là, Đài Loan chống lại Trung Quốc theo phe Cộng sản, Nam Hàn chống lại Bắc Hàn, và miền Nam Việt Nam chống lại miền Bắc Việt Nam. Hai trong số ba nước cộng hòa trên giờ được xếp hạng trong top những nước phát triển, thịnh vượng, và tự do nhất trên thế giới.

Một trong những chỉ trích công khai về việc chính phủ Mỹ ủng hộ Việt Nam Cộng hòa là chính phủ miền Nam không hề mang tính dân chủ. Điều này hoàn toàn đúng; miền Nam Việt Nam do một chính quyền quân sự cầm quyền với sự hợp tác dân sự ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, để giải thích chúng ta có thể dẫn lời ông Leo Ryan, một nghị sĩ phản chiến thuộc Đảng Dân Chủ: “Mặc dù miền Nam Việt Nam không có nền tảng dân chủ, nhưng rõ ràng là những cáo buộc đàn áp nhân quyền đã bị thổi phồng lên. Vẫn có các phe đối lập chính trị và các cơ quan báo chí. Không nghi ngờ rằng ở miền Nam thời đó có vài tù nhân chính trị nhưng người dân và các lãnh đạo phe đối lập không hề sợ hãi vì chính quyền đàn áp.”

Điều may mắn là, thị trường tự do đã thúc đẩy các nước không có tự do này đi đúng hướng. Giống như Việt Nam Cộng hòa, hai nước Cộng hòa Trung Hoa và Triều Tiên đều trải qua thời kỳ bị lãnh đạo bởi những nhà độc tài quân sự. Nam Triều Tiên do Tướng Park Chung-hee cầm quyền từ cuộc đảo chính năm 1961 đến khi ông bị ám sát vào năm 1979. Chính quyền Park Chung-hee đã tàn lụi vì sự đàn áp chính trị, nhưng ông đã xây dựng Hàn Quốc thành một cường quốc, trở thành nền tảng phát triển dân chủ của Hàn Quốc ngày hôm nay.

Tương tự, Trung Hoa Dân Quốc bị cai trị dưới thiết quân luật, do Tổng Tư lệnh Chiang Kai-shek lãnh đạo cho đến khi ông qua đời vào năm 1975. Giống như Park Chung-hee, luật lệ của Chiang Kai-shek cũng nhuốm màu sắc đàn áp, nhưng đã trở thành một quốc gia cực kỳ thịnh vượng - dưới thời con trai của ông, Chiang Ching-kuo – và được chuyển giao thành một nước hoàn toàn tự do, dân chủ.

Điều không may là Đài Loan không được Liên Hợp Quốc công nhận là một quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, bằng việc tính toán dựa trên công thức Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hợp Quốc (trong đó nhấn mạnh đến mức sống của người dân), Đài Loan là nước đứng thứ 21 trên thế giới về quốc gia phát triển nhất. Hàn Quốc đứng thứ 15. Cả hai quốc gia này đều xếp trên các nước châu Âu khác như Áo, Bỉ, Luxembourg, Ý, và Phần Lan; Hàn Quốc thậm chí còn đánh bật Nhật Bản, Pháp, và Israel.

Mặc dù có rất ít tài nguyên thiên nhiên, Đài Loan vẫn xếp thứ 19 trong số các nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới: khoảng 45.854$/năm, cao hơn cả Canada, Đan Mạch, Bỉ, Pháp, Anh, Nhật Bản, và Ý. Cũng trong tình cảnh ít tài nguyên, Hàn Quốc xếp ở vị trí thứ 30 trong danh sách trên, cao hơn New Zealand, Tây Ban Nha, và cả hai nửa của Tiệp Khắc cũ (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia).

Nhìn sang hai nước Cộng sản đồng cấp: Trung Quốc có thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 70, thấp hơn rất nhiều so với Đài Loan, xếp sau cả Turkmenistan, Algeria, Libya, quốc đảo Maldives, và Iraq. Bắc Triều Tiên gần như đứng chót trong bảng xếp hạng, thấp hơn cả Zimbabwe, Rwanda, và Haiti. Về mặt phát triển con người, Trung Quốc cũng đứng thứ 70 sau Đài Loan, Tunisia, Peru, Grenada, và Azerbaijan. Còn Bắc Triều Tiên, vì những lý do đã quá rõ ràng, chẳng thể nào xác định được chính xác.

Và nếu so sánh các quốc gia Châu Á tự do có Mỹ đứng đằng sau với Việt Nam: Thiên đường của ông Hồ Chí Minh đứng thứ 122 về phát triển con người, sau cả Syria, Iraq, Moldova và Gabon, và đứng thứ 126 về GDP trên đầu người, sau Cộng hòa Congo, Swaziland, Dominica và Albania.

Có lẽ đây là hậu quả tất yếu của cuộc tranh trừng truyền thống kiểu Cộng sản đối với các địa chủ, giáo viên, và trí thức.

Quan trọng hơn cả nền kinh tế, hãy nhìn vào mức độ tự do ở các nước này. Đài Loan và Hàn Quốc có bầu cử tự do, nền tư pháp độc lập, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do lập hội, và tự do ngôn luận. Trong khi đó Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì không. Tất nhiên, Việt Nam cũng thế vì Đảng Cộng sản tiếp tục nắm quyền bầu cử và tư pháp, và tiếp tục bắt bớ, tra tấn các nhà đối lập chính trị và tôn giáo.

Thử tưởng tượng xem Việt Nam Cộng hòa – miền Nam Việt Nam – sẽ như thế nào ngày hôm nay. Việt Nam là đất nước đông dân thứ 13 trên thế giới, với hơn 90 triệu người. Phân nửa số đó, nhiều hơn hoặc ít hơn, có thể được sống trong đất nước tự do và thịnh vượng như Hàn Quốc và Đài Loan. (Thậm chí có khi còn giàu có hơn, vì – không giống như Đài Loan và Hàn Quốc – Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn, tích trữ dưới dạng dầu mỏ ở ngoài biển.)

Và như thế chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng, bất chấp những chuyện xảy ra vào những năm 60 và 70, vào năm 2015 thì việc chiến đấu vì miền Nam Việt Nam là điều cần phải làm. Và đó là thời điểm nhiều người cũng nói vậy – đặc biệt là giới chính trị gia và giáo viên, đặc biệt là những người cựu chiến binh đã già. Và bởi vì, 40 năm sau khi Sài Gòn thất thủ, tất cả chúng ta đều học được bài học đắt giá khi Mỹ đã từ chối đấu tranh cho điều tốt đẹp.

Josh Gelernter viết hàng tuần cho NRO và là cộng tác viên thường xuyên cho tờ The Weekly Standard.


- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150428/josh-gelernter-chuyen-gi-xay-ra-neu-ngay-nay-viet-nam-cong-hoa-la-mot-nuoc-doc-lap#sthash.Xkalky25.dpuf

No comments: