Friday, May 12, 2017

Tây Phương Chống Đường Tơ Lụa Của Trung Cộng-Vi Anh


Sơ đồ tuyến đường sắt nối Chiết Giang (Trung Quốc) đến London - Ảnh: đồ họa Daily Mail

TC tổ chức ì xèo, mời mọc tùm lum khách khứa tham dự hội nghị thượng đỉnh về Con Đường Tơ Lụa vào tháng 5/2017. TC mong mỏi đây là sự kiện ngoại giao lớn nhất trong năm của Trung Quốc. Nhưng kết quả vô cùng thê thảm, chỉ có duy nhất một lãnh đạo nhóm G7 là thủ tướng Ý trả lời tham dự.

Thật là mất mặt cho TQ và thất bại cho Ngoại trưởng Vương Nghị đã khẳng định khi mời, cho rằng ít nhứt có đại diện của 110 quốc gia đến tham dự, trong đó có 28 nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ.

Mặc dù Trung Quốc đã mô tả kế hoạch Con Đường Tơ Lụa như là một cố gắng của Bắc Kinh nhằm chia xẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi người, nhiều nước Tây phương đã lo ngại về sự thiếu vắng minh bạch và chi tiết trong dự án này và rất nghi ngờ các ý đồ chính trị thâm sâu, đen tối của TC.

Báo Le Monde của Pháp phân tích «Con Đường Tơ Lụa Mới» của Trung Quốc là “ý đồ” của Bắc Kinh muốn thực hiện vành đai biển và một tuyến đường trên bộ. Vành đai trên biển là những con đường hàng hải và những hải cảng thương mại do Trung Quốc tài trợ. Tuyến đường bộ gồm các đường bộ, đường xe lửa, xa lộ nối liền miền tây Trung Quốc với Tây Âu, đường đến cảng Gwadar; có chiều dài tổng cộng 11.000 km nối liền các trung tâm lớn thế giới - chiếm 55% tổng sản phẩm nội địa, 70% dân số và 75% lượng dầu khí đã phát hiện trên toàn cầu.

Tây phương và các nước Nam Á nói chung không ủng hộ việc làm của TC như thời Trung hoa cổ đại mở Con Đường Tơ Lụa trao đổi hàng hoá và văn hoá với Tây Phương. Lúc bấy giờ văn minh Trung Hoa là nhân bản, khai phóng, hàng hoá Trung hoa là nghệ thuật như đồ gốm, phát minh Trung hoa như giấy, lụa, thuốc pháo, địa bàn là vốn quí cho Nhân Loại, phục vụ Con Người.

Còn bây giờ “Con Đường Tơ Lụa” trên biển và trên bộ của TC do Tập cận Bình chủ trương là mở đà bành trướng rộng ra, xa ra để TC tuồn hàng hoá made in China mang tiếng độc hại qua các nước Nam Á và Tây phương.

Mục tiêu chiến lược dài hạn của TC là kiểm soát biển gần và biển xa đối với TC. Biển gần là Biển Đông, còn biển xa là Ấn độ duơng. Để giải quyết nhu cầu sanh tử cho nền kinh tế của TC là nhập và chuyển chở dầu khí về TC và chở hàng hoá TC xuất cảng đi. Con đường biển đi đến TC qua Eo Biển Mã Lai, Ấn độ dương là con đường huyết mạch của TC. Để Mỹ kiểm soát, để Mỹ khống chế, nó trở thành tử lộ đối với TC.

TC đã, đang quậy đục nước, ngập đảo của các nước Á châu Thái bình dương, chưa đủ; TC còn bành trướng qua Trung Đông, Phi châu bằng đường hàng hải. Con đường TC gọi Là Tơ Lụa Trên Biển của TC đang nỗ lực thành lập, và Chủ tịch Tập cận Bình đã tuyên bố, là con đường TC dùng để tranh giành thế hải thượng của Mỹ và cũng là con đường thực dân kiểu mới, một hình thức ngoại giao xâm thực trá hình của TC đối với các nước trên bờ Thái bình dương, Ấn độ dương, Biển Á rập và Phi Châu.

Con Đường Tơ Lụa Trên Biển của TC, TC vận động thành lập qua việc tổ chức Hội chợ Xuất Nhập Cảng từ 31/10 đến 02/11/20014, tại Thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Thành phố này là nơi khởi điểm con đường tơ lụa trên biển cách nay 2.000 năm của Trung Hoa cổ đại.

Chiến lược TC hiện thời làm rất có “bài bản” xâm thực, tạo thuộc địa kinh tế kiểu mới của TC. Hồi tháng 10/2013, chính Chủ Tịch Tập cận Bình của TC đưa ý kiến này ra bàn trong chuyến công du Nam Dương, một quốc gia Hồi Giáo đông dân nhứt thế giới. Phạm vi của con đường tơ lụa trên biển này TC vẽ đi qua các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và các nước bờ biển Phi Châu, bao phủ một vùng có gần 3 tỷ người tiêu thụ, mà TC nhà máy sản xuất, kho hàng xuất cảng. Và vùng này cũng là vùng đất rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nhiều dầu khí mà TC cần như hơi thở.

Trong thời hiện kim, kinh tế tự do toàn cầu, TQ có dân số một tỷ mấy trăm triệu người trong ngoài nước. Riêng ở Đông Nam Á có 640 triệu Hoa kiều, trong đó 50 triệu người gốc Hoa «có tổ tiên là từ Quảng Đông tới». Ngay như Hông Kong, 7 triệu người dân Hồng Kông đều nói tiếng Quảng Đông, chớ không nói tiếng Quan Thoại hay Phổ Thông là chuyển ngữ TC buộc cả nước phải học, phải xài. Quảng Đông cũng là nơi chuyển sang kinh tế thị trường gương mẫu thời Đặng tiểu Bình, từ năm 1978, “tiên tiến” được tặng danh hiệu là «công xưởng của thế giới». Giao thương với các nước Đông Nam Á chiếm tới 10% Tổng sản lượng của Quảng Đông.

Đằng sau mục tiêu kinh tế, TC muốn liên minh, liên kết với những nước nhiều Hoa Kiều và có tương quan lịch sử, kinh tế, chánh trị với Trung Hoa, Trung Quốc. Đó là cách TC dùng tình tự dân tộc, dùng văn hoá, dùng tình đồng hương, bang hội Trung Hoa ở các nước để giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ trong bối cảnh Washington thực hiện chính sách xoay trục sang Á châu. Những yếu tố tinh thần này là một quyền lực mềm giúp cho các nước có nhiều người dân gốc Hoa gần gũi, liên kết với TQ. Ví dụ như Mã Lai có tranh chấp biển đảo với TC, nhưng người Mã gốc Hoa chiếm 40% dân số gốc Hoa nên chánh quyền Mã lai á tránh đề cập tới vấn đề nhậy cảm này, lại xuất cảng nhiều hàng hoá sang TQ và TQ bán cho Mã cũng nhiều. Chính Chủ Tịch Tập cận Bình từng khen Mã Lai “khéo léo” xử sự về vấn đề biển đảo.

Singapore cũng thế, 65% dân số là người gốc Hoa nên rất ít đụng chạm TC. Thái Lan, Cam Bốt, Lào và ngay cả Việt Nam, hiện đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc, cũng tránh căng thẳng với TC. TC luôn phóng tài hoá thu nhân tâm ban đầu đối với các nước Á, Phi, và Nam Mỹ. Khác với Mỹ, TC bang giao và giao thương với các nước bất cần điều kiện nhân quyền xấu hay tốt, bất cần nhà cầm quyền đối với dân ra sao. Miễn nước đó nhập hàng hoá của TC nhiều, xuất nguyên liệu nhiều cho TC nhứt là xăng dầu, lợi cho TC như khai thác thuộc địa – là tốt cho TC./.(VA)

No comments: