Tuesday, October 3, 2017

BS Trần Xuân Ninh :đã quyết định không xem cuốn The Vietnam War.


http://www.buctranhvancau.com/ new-blog/2017/10/1/s-thc-hay-s -gi-trn-k-ngh-truyn-thng-ging- chnhgii-tr-hoa-k-bc-s-trn-xun- ninh-ngy-29-thng-92017-z693s

Người viết bài này đã lớn lên và trưởng thành trước thời gian chiến tranh Việt nam, một cách thực tế cụ thể, cho nên đủ “biết cái gì đã xẩy ra” trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh. Vì thế đã quyết định không xem cuốn The Vietnam War.
....... Năm 1975, sau khi Việt Cộng chiếm Sài gòn thì đi tù cải tạo. Vượt biển mùa bão trên chiếc thuyền hai bloc đầu bạc chở 75 nhân mạng lớn nhỏ mà không bị đắm. Đứa con trai nhỏ chết khát và đói trên biển buổi sáng thì buổi chiều ghé được vào đảo Pag Asa (Hy Vọng) do Phi luật Tân chiếm đóng ở Trường Sa. Vì thế đã không bị xả súng bắn chết hết trong đêm như những người vượt biển trên một chiếc thuyền khác dạt vào đảo VC trấn giữ cách đó không xa. Chuyện này tôi được biết vì còn một đứa bé sống sót được hải quân Phi cứu sống ngày hôm sau nhờ bám vào một mảnh ván thuyền trôi bập bềnh trên biển.
Sự thực hay sự giả trên kỹ nghệ truyền thông giòng chính/giải trí Hoa kỳ (Bác sĩ Trần Xuân Ninh ngày 29 tháng 9/2017)


Người dân Việt Nam vượt biển tìm tự do, sau khi VC"giải phóng và thống nhất" Việt nam (Nguồn internet).
Nữ đạo diễn Lynn Novick của cuốn phim The Vietnam War phát biểu vào lúc cuối cuộc trình chiếu giới thiệu cuốn phim The Vietnam War tại tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Sài gòn như sau
“Trước khi làm bộ phim, tôi đã xem và thấy những khó khăn, nhưng chúng tôi muốn biết CÁI GÌ ĐÃ XẢY RA Ở ĐÂY. Chúng tôi phải tìm ra câu trả lời trước khi bắt đầu làm phim, với những tiêu chí: mô tả hiện thực chiến tranh, chiến trường, sự chết chóc, sự hi sinh. Chúng tôi không bọc đường cuộc chiến. Chúng tôi cố gắng không phán xét. Chúng tôi nói về những trải nghiệm tối tăm nhất trong cuộc đời của nhân vật. Chúng tôi cố gắng trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến.”. (hết trích)


Thảm nạn thuyền nhân Việt Nam kéo dài 21 năm sau30 tháng 4/1975: một hệ quả của “The Vietnam War”, một hình thái khác của The Vietnam War, hay là một chuyện ngẫu nhiên?


Quang cảnh người dân đói khát, nằm chết hay thoi thóp chờ chết trên thuyền vượt biển, nếu không may mắn đến được bến bờ Tự Do.


Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower chào đón tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô đình Diệm (có ngoại trưởng John Foster Dulles tháp tùng) tại phi trường National Airport, Washington DC. (năm 1957): Cao điểm của chiến thuật "Thế giới tự do" Hoa kỳ.
Người viết bài này đã lớn lên và trưởng thành trước thời gian chiến tranh Việt nam, một cách thực tế cụ thể, cho nên đủ “biết cái gì đã xẩy ra” trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh. Vì thế đã quyết định không xem cuốn The Vietnam War.


Tổng thống Ngô đình Diệm bị giết chết (cùng bào đệ, ông Ngô đình Nhu) trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11/ 1963 được Mỹ khuyến khích và tạo điều kiện
Nói sống “thực tế và cụ thể”, vì thời cách mạng tháng 8 tôi là một đứa bé nhi đồng say mê và thuộc lòng từ bấy đến nay câu hát “sống tranh đấu mà không sờn lao khổ, chết huy hoàng mà không khuất phục ai” trong một nhạc cảnh bi hùng lần đầu tiên được xem trong đời. Từng chui nhủi ở vệ ao khi lính Tây về đốt làng, nhìn cãn nhà gỗ lim năm gian của ông bà nội bị cháy rụi để sau đó không còn chỗ ở, không còn miếng ăn. Cho nên trôi giạt về tề, nghĩa là vùng Tây kiểm soát, ở Hà nội. Ở môt thời gian trong căn nhà bị sập một phần vì chiến tranh của một người họ hàng đã tản cư ra khỏi Hà nội, trước cổng trường tiểu học Nguyễn Du, đường Amiral Courbet. Sống qua ngày bằng gạo Sài gòn chở ra, hôi hám và sâu mọt, tẩm với nước muối cho bớt hôi để trong chiếc rá, hàng ngày đem ra vo ở hồ Hoàn Kiếm cùng với rổ rau, cạnh chân cầu Thê Húc trước khi nấu cơm. Nước uống thì khiêng từng thùng chừng mươi lít cùng với đứa em 8 tuổi, từ sông Hồng chứa vào cái chum nhỏ cho lắng phù sa bằng phèn chua. Lớn hơn đi học Chu Văn An thì gặp một người cùng lớp ở Nghệ An cha mẹ bị đấu tố phải trốn ra Hà nội tá túc vạ vật trong trường nhờ nói khó với bác gác trường. Sau tháng 7/ 1954 di cư vào Sài gòn tạm trú tại chợ Bình Tây. Rồi sống ở khu Bàn Cờ gần đường Nguyễn Thiện Thuật lúc còn bỏ hoang cỏ mọc chưa mở ra tới đường Phan Thanh Giản là nơi phóng uế và xả rác. Dưới thời tổng thống Diệm viện bài lao được xây nên ở đây, và bắt đầu có chiến dịch bài lao toàn miền Nam. Hầu như xóa bỏ rộng rãi căn bệnh hiểm nghèo này. Học xong Y khoa bác sĩ thì động viên phục vụ ở Kon Tum. Căn nhà bố tôi làm ăn dành dụm xây dựng từng bước cả đời mới xong để tính làm nơi hương hỏa tụ tập anh em con cháu, nhưng chưa trả hết nợ thì tết Mậu thân bị đạn không biết từ phe nào làm bay một mảng mái. Còn bây giờ anh em con cháu đứa ở Việt nam đứa tản lạc khắp hải ngoại.
Năm 1975, sau khi Việt Cộng chiếm Sài gòn thì đi tù cải tạo. Vượt biển mùa bão trên chiếc thuyền hai bloc đầu bạc chở 75 nhân mạnglớn nhỏ mà không bị đắm. Đứa con trai nhỏ chết khát và đói trên biển buổi sáng thì buổi chiều ghé được vào đảo Pag Asa (Hy Vọng) do Phi luật Tân chiếm đóng ở Trường Sa. Vì thế đã không bị xả súng bắn chết hết trong đêm như những người vượt biển trên một chiếc thuyền khác dạt vào đảo VC trấn giữ cách đó không xa. Chuyện này tôi được biết vì còn một đứa bé sống sót được hải quân Phi cứu sống ngày hôm sau nhờ bám vào một mảnh ván thuyền trôi bập bềnh trên biển.


Chẳng người dân nào mà thích chiến tranh, dù là chiến tranh giải phóng do bộ đội bác Hồ mang tới. Cho nên bỏ chạy trước khi được giải phóng.


Không đi được thì có mẹ có chị bỏ vào thúng gánh đi
Tuy rằng đi thì tức là theo ngụy và phải bị tiêu diệt, như trên đường số 7 (hình trái),trên đại lộ kinh hoàng.năm 1972
(hình dưới)
.




Bây giờ ngẫm nghĩ, tôi không biết những người bị bắn chết này ở thế giới bên kia muốn chiếc đảo họ dạt vào là do "quân cảch mạng gồm những người mới xã hội chủ nghĩa VN" trấn đóng hay quân Phi luật Tân xì xồ tiếng Tagalog chiếm giữ như đảo Pag Asa chúng tôi lên. Định cư ở đất Mỹ hành nghề trở lại, cuối thập niên 80 tôi đã gặp một bệnh nhân khật khùng, đến khai đủ thứ bệnh không rõ ràng, mãi sau hỏi ra mới biết rằng ông này là người phiêu dạt nhiều ngày trên biển đã phải ăn thịt người đồng thuyền chết đói. Và cũng biết một bệnh nhân đã từng bị hải tặc Thái Lan hiếp tập thể nhưng sống sót mà tới định cư tại Hoa kỳ, sống đời sung túc. Lại còn biết có người trên 70 tuổi bệnh tật rề rề mà lấy được cô gái trẻ măng làm vợ chỉ vì cô này muốn làm “đầu cầu” để cho gia đình bố mẹ anh em sang Mỹ, ra khỏi nước VN đã được giải phóng bởi những đồng đảng của Hồ chí Minh mà bố mẹ cô đã giúp đỡ thời chiến.
Kể sơ ra như thế thì các quý vị hẳn hiểu rõ tại sao tôi không xem cuốn phim tài liệu chắp vá của Ken Burns và Lynn Novick. Nhưng tôi đã đọc các bài viết của những người xem cuốn phim. Đầu tiên là của Khải Đơn ở Sàigon, của Zinonan giáo sư sử học ở Berkeley, của Nguyễn Tiến Hưng, của Giao Chỉ, của người ký tên Nguyễn ngọc Sẵng, và một số bài liên quan khác vân vân. Mỗi người có ý riêng của mình. Nhưng tựu chung chỉ là nói cuốn phim thiên lệch, thiếu sót, từ góc nhìn của mình, hay so với những dữ kiện mình biết.
Như Nguyễn ngọc Sẵng, một người viết rằng “may mắn” được mời vào ban điều hành thảo luận trong cuộc trình chiếu giới thiệu cuốn phim The Vietnam War trước một cử tọa trên 200 đa số là Mỹ. Ông Sẵng cho biết đã nhận lời tham dự để nói lên quan điểm của người lính VNCH.


Người lính VNCH trên chiến trường Quảng Trị 1972
Và kết luận bằng một câu như sau
“Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem”.
Ông Nguyễn Tiến Hưng là nguyên bộ trưởng kế hoạch thời tổng thống Thiệu, từng du học ở Mỹ, có bằng tiến sĩ, là tác giả cuốn sách "Khi đồng minh tháo chạy", dựa trên những điều đã biết trong khi làm việc và các sách vở tài liệu Mỹ đã đọc về cuộc chiến VN. Ông Hưng đã viết một bài dài về cuốn phim, có thể tóm tắt lại bằng một câu của chính ông trong bài, là “Dù đã có một chiến lược tiếp cận rất hay và đầy tính cách con người, bộ phim có nhiều khuyết điểm”. Kết luận của ông Hưng không giống ông Sẵng là nên vất cuốn phim vào sọt rác, mà hàm ý là nên xem vì ông cho rằng “hay, và đầy tính cách con người”
Ông Giao Chỉ, nguyên đại tá tâm lý chiến VNCH, sang Mỹ sống đời giúp người tỵ nạn và viết văn, bình luận, đã cũng viết một bài vừa phải. Với lối viết mà đặc tính không đổi của ông là gồm những điều làm nhiều người thích cũng như làm nhiều người không hài lòng, nhưng không bực bội cho lắm. Thí dụ

“Những nhà làm phim đã gián tiếp xác định sự chiến thắng của Cộng sản Việt Nam là hữu lý và tất yếu. Hình ảnh sau cùng vẫn là một dân tộc chống ngoại xâm và thống nhất đất nước”
“Thế giới tự do thua trong một cuộc chiến nhưng 20 năm sau đã toàn thắng khi liên bang Sô Viêt xụp đổ tại Nga. Với Nam Việt Nam năm 1972 thắng trận Bình Long, Kon Tum và lấy lại được Quảng Trị. Nhưng thua trận 75 là mất tất cả. Dù sau này một lần hay là 10 lần cờ đỏ phải hạ xuống ở điện Cẩm Linh thì Việt Nam Cộng hòa cũng đã mất tất cả. Bao nhiêu sự hy sinh trong 21năm chiến đấu và ây dựng 2 nền Cộng hòa của miền Nam đều đổ ra sông ra biển”
“Lỗi lầm không phải tại đồng minh không quyết tâm, cũng không phải bởi kẻ thù quá mạnh. Lỗi lầm là lãnh đạo ta không đủ sức vượt qua những khó khăn lớn lao và toàn dân không được vận động để quyết tâm tham chiến” (hết trích)
Không nói đến một số phản ứng kiểu “quần chúng tiêu thụ” rủ nhau "coi chùa” cho nhanh kẻo bị lấy đi vì vấn đề bản quyền, cuốn phim được quảng cáo là công phu 10 năm làm việc và tốn phí mấy chục triệu đô la.
Chỉ duyệt qua các bài viết như thế từ góc nhà chính trị và trí thức Nguyễn tiến Hưng, nhà bình luận nhân danh lính VNCH Nguyễn Ngọc Sẳng, nhà văn nhà báo và hoạt động cộng đồng phải-đạo-chính-trị Giao Chỉ thì xem ra không còn mấy để thêm, về cuốn phim. Ngoài một điều nổi bật là những người làm phim đã lọc lựa sắp xếp các hình ảnh, sự kiện, để phát biểu cái thâm ý của mình, là xí xóa mọi sự. Bằng lời của Bảo Ninh với mái đầu bạc mà Khải Đơn tường thuật rằng là xuất hiện mở đầu phần trích của tập phim trình chiếu trong tổng lãnh sự Mỹ ở Sàigòn là “Chiến tranh không ai thắng hay thua hết. Những ông không bao giờ đánh nhau mới bàn luận ai thắng thua.” Mở ngoặc xin nhắc lại ở đây cho quý vị ít thì giờ đọc sách rằng Bảo Ninh là tác giả cuốn truyện “Nỗi buồn chiến tranh” được biết nhiều ở hải ngoại thập niên 1990, kể lại chuyện đời của một chàng bộ đội tên Kiên, với nhiều điều thấm thía, chua chát.
Câu này nghĩ cho cùng chỉ là một câu khoa đại chống chiến tranh, để những người làm phim dùng nhằm gạt sang bên cái bản chất của một giai đoạn chiến lược Mỹ chết người tốn tiền và để lại một di sản tâm lý nặng nề trùm lên cả nước Mỹ, do cách kết thúc của một chính sách. Tại sao?


Đào phản chiến Jane Fonda trong một cuộc biểu tình phản chiến
Năm 1975, khi VC chiếm được miền Nam, chính giới và truyền thông Mỹ đã bàn tán, diễn giải và đổ tội khá nhiều về thắng thua, để biện minh cho sự thất bại rõ ràng của Mỹ mà cả thế giới thấy ở miền Nam Việt nam. Lúc đó thủ tướng VC Phạm Văn Đồng đã vắn tắt nói rất đúng, đại ý rằng thua là thua, không kể là thua quân sự hay chính trị. Đồng cũng không quên khoe khoang rằng Hà nội đã thắng trên đường phố Washington DC. Ý ám chỉ đến phong trào phản chiến mà Đồng tự cho là do VC dựng ra. Một cách khách quan sự thắng lợi này là do tác động hay nói cho đúng là “công lao” của truyền thông giòng chính Mỹ lúc bấy giờ. Nhưng thật là mỉa mai, cái công lao này truyền thông giòng chính lại không dám nhận công khai, bởi vì nó đã là nguyên nhân tạo ra cái mặc cảm thua kém, thất bại nơi dân Mỹ, được gọi là The Vietnam syndrome,- hội chứng Việt Nam. Cái mặc cảm này đã chỉ bớt nhờ tổng thống Ronald Reagan với tác phong điềm đạm “cha già” và cuộc lật đổ nhanh chóng bằng quân sự trong một tuần năm 1983 chính quyền đảo quốc Grenada thiên Cộng với dân số trên dưới 100, 000 dân ở vùng biển Caribbean. The Vietnam syndrome này kể như gần hoàn toàn mất hẳn năm 1991 với tổng thống Bush cha trong cuộc chiến tranh kéo dài 3 tháng trục được quân đội chiếm đóng Saddam Hussein ra khỏi nước dầu hỏa Kuweit. Tiếp theo, cái mặc cảm này đã được thay thế bằng nỗi hân hoan với sự sụp đổ không ngờ của Liên sô năm 1991. Không ngờ, vì cơ quan CIA không những không tiên đoán được mà còn đưa ra những tính toán bành trướng đáng ngại của Liên sô cần đối phó, và tổng thống Bush cha thì cũng thú nhận như thế. Tiếng Mỹ có một chữ vắn tắt là implode. Tiếng Việt phải cần 5 chữ là “đổ bể tự bên trong”. Nhưng nhanh chóng nó đã được coi là một chiến thắng, một thành quả “bất chiến tự nhiên thành” của Mỹ.
42 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, tất cả tài liệu của truyền thông Mỹ, sách báo Mỹ, chính giới Mỹ nếu gộp chung lại với đầy những khẳng định mâu thuẫn, trái ngược không thể nào giải thích được một cách thích đáng cho dân Mỹ bây giờ và tương lai sự can thiệp Mỹ vào Việt Nam và sự rút lui của Mỹ ra khỏi Việt Nam. Dấu tích cụ thể không xóa được của sự bối rối này là đài kỷ niệm trên dưới 58,000 quân nhân Mỹ chết ở Việt Nam được thiết lập ngầm dưới mặt đất! Không giải thích được tại sao những người lính Mỹ ở VN trở về thì bị dân Mỹ khinh khi phỉ nhổ. Không giải thích được tại sao mà hội chứng chấn động thần kinh sau chấn thương (post traumatic stress syndrome) đã được chú trọng nghiên cứu sau khi kết thúc chiến tranh VN để được trở thành bệnh chấn động thần kinh sau chấn thương (post traumatic stress disease). Không giải thích được tại sao cho suôi những kẻ như John Mc Cain, John Kerry là những cựu chiến binh ở VN ngực đầy huy chương đã trở thành những chính khách chủ trương làm ăn với một chế độ mà so về mức thiệt hại đây cho dân Mỹ và dân VN do cuộc chiến chúng mở ra không thua gì cuộc chiến Hitler tạo ra cho dân Đức. Có thể nói là thiệt hại hơn vì tới nay hệ quả của quyết định Hồ chí Minh lập Mặt Trận giải phóng miền Nam năm 1960 để bắt đầu cuộc chiến Việt Nam vẫn còn, trong khi những hệ quả của Hitler đã hết từ lâu.


Cho nên, kỹ nghệ truyền thông/giải trí Mỹ chỉ có cách là chọn lựa dữ kiện, chọn lựa những phát biểu thuận lợi cho lý do bóp méo của cuộc chiến. Quy tất cả vào cái kể là sai lầm khởi đầu của chính giới Mỹ không tin vào sự thân Mỹ và theo quan niệm dân chủ Mỹ của Hồ chí Minh mà phe tả suy diễn gán cho Hồ, căn cứ vào một câu của Hồ lấy trong hiến pháp Mỹ năm 1945 và căn cứ vào một giai đoạn ngắn hợp tác thời cơ với tình báo Mỹ để chống Nhật. Cũng như đã bỏ qua đi chủ trương căn bản lúc đầu của Mỹ là ủng hộ chủ nghĩa thực dân Anh Pháp. Chọn lựa dữ kiện hay lấy một phần sự thật, để lờ đi chiến lược chủ điểm Thế giới Tự do của Mỹ thập niên 1950 nhằm ngăn chống bành trướng Cộng sản.
Tệ mạt nhất là đổ tội cho một đối tác không còn, là VNCH. Mà những người từng ở vị trì quyền lực còn sống tới nay trên thực tế là vô năng, vô dụng, hành xử cho phải đạo chính trị để giữ yên cái danh chức thời xưa. Hoặc là chỉ than van. Cho nên đã có sự thổi phồng, bi kịch hóa tình trạng tham nhũng thối nát của VNCH, đã có sự xì ra về sau này chuyện mưu toan hòa giải với Hà Nội không rõ thực hư của ông Ngô đình Nhu để biện minh chuyện đảo chính tổng thống Diệm. Đã xây dựng dầy công cho phong trào phản chiến ở Mỹ và thế giới với những thành phần hippy hiện sinh đầu bù tóc rối dơ dáy vác khẩu hiệu “làm tình không làm chiến tranh” để áp lực - hay tạo điều kiện (?) - cho giới chính trị Mỹ rút khỏi miền Nam. Đã tô vẽ trang điểm cho những con rối chính trị miền Nam kiểu Dương Văn Minh để sửa soạn cho một chuyển quyền hợp pháp hình thức cho VC. Vân vân và vân vân…
Cho nên cuốn phim “khiếm khuyết”, như ông Nguyễn tiến Hưng nói – không vì vô tình. Cuốn phim đã được cố ý trình bầy để xí xóa mọi sự, đẩy lùi tất cả xuống dưới thảm những gì không thuận lợi cho dụng ý của những người làm phim và cái thế lực bỏ tiền ra thực hiện cuốn phim. Và thổi lên những ngụy luận. Là Mỹ can thiệp vào VN vì không hiểu rõ Hồ chí Minh. Mỹ rút khỏi Việt Nam không phải vì thua mà vì VC có lý do chính đáng giải phóng miền Nam, và đáng cho chế độ này vị trí đối tác đúng mức. Những thông điệp này chỉ có tác dụng lên người Mỹ bây giờ và mai sau là những người sinh sau chiến tranh, không quan tâm đến chính trị, không quan tâm đến VN, không quan tâm đến những vấn đê ngoài đời sống trước mắt, thường chỉ có phản ứng cảm tính. Mà như tổng thống Nga Putin mới mô tả cách đây ít bữa, một cách coi thường, là “không có khả năng phân biệt Austria với Australia”. Vì thế, tại Sài gòn cuộc trình chiếu giới thiệu cuốn phim tại tòa tổng lãnh sự Mỹ trên 200 người dự khán đa số là dân Mỹ theo như Nguyễn ngọc Sẳng người có mặt trên bàn thảo luận cho biết.
Những nửa kia của sự thực về cuộc chiến VN sẽ chẳng bao giờ được lôi ra như có người lạc quan nhận định về cuốn phim đã viết. Bởi vì những người viết và sống thực trong cuộc chiến đã và đang trên đại lộ hoàng hôn dần dần biến mất. Và trong số` những người này thì nhiều người cho tới nay đã không quan tâm kể lại cho con cháu nghe, hay là có kể nhưng chúng không nghe là bao nhiêu. Những nửa sự thực này có thể sẽ chỉ được đưa ra bởi những người nghiên cứu cổ sử tương lai để làm luận án chẳng hạn. Tầm quan trọng sẽ không có gì. Bởi vì quan trọng không phải là những sự thực tự thân của một thời được nêu ra. Quan trọng là nhân chuyện này, mà nhìn ra được sự gian tà dụng ý của kỹ nghệ truyền thông giòng chính và giải trí, để mà từ đó có thể nhận định tình hình chính xác, cần thiết cho cuộc sống hiện nay tại Mỹ, cho người Mỹ gốc Việt cũng như cho người Mỹ bản địa lâu đời. Để không bị lôi vào những thái độ tiêu cực, không tốt cho đất nước này, như nhiều người đã thấy trong cuộc đấu đá chính trị Mỹ loạn xạ từ khi bắt đầu cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 tới nay, vì bị khai thác bởi truyền thông giòng chính và giải trí, cho phồng lên xẹp xuống theo những toan tính của cơ chế siêu quyền lực đã ăn sâu bám rễ vào hệ thống chính trị Hoa kỳ, ít ra là từ sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt.
Sự kiện mới nhất liên hệ đến sự xuất hiện cuốn phim là ngày 29 tháng 9/2017 báo New York Times đăng một bài báo nhan đề What not to learn from Vietnam (điều không nên học từ VN) giã lả, công nhận sự thất bại của cuốn phim. Tác giả là giáo sư sử học Gregory Daddis đại học Chapman University là người làm cố vấn lịch sử cho cuốn phim. Bài viết đã nêu ra những thiếu sót, thiên lệch khiến gây ra những phản ứng sôi nổi. Daddis viết rằng cuốn phim tài liệu này nên được dùng để “kích thích những thảo luận mới về cuộc chiến ở VN hơn là nhằm chấm dứt thảo luận vì hai nhà đạo diễn trong số tài ba nhất của chúng ta đã lên tiếng”. Ông kết luận “cuốn phim tài liệu này không thể coi là thánh kinh của VN” (the gospel of Vietnam). Và kêu gọi đồng cảm (empathy).
Ít khi mà NYT cơ quan số 1 của kỹ nghệ truyền thông giòng chính/giải trí Mỹ từng biến âm đổi điệu cuộc chiến VN lại nhanh chóng có thái độ “biết điều” như vậy về vấn đề VN. Phải chăng là thời thế đã đổi thay từ khi người dân Mỹ nghe được mấy chữ “truyền thông tin giả” của ông Trump để mà giật mình nhận ra rằng không phải vì ở vị trí lâu đời bề thế, với đông đảo “văn công bút sĩ” có khả năng lươn lẹo lý luận, uốn lưỡi dẻo kẹo, mà là tiếng nói chân lý.
Người biết nghĩ không có lý do gì coi một cuốn phim tài liệu được thực hiện để phục vụ những ý đồ đen tối như The Vietnam war. Ngoài ra, biện pháp hiệu quả nhất đối với những kẻ tà ngụy làm tiền của kỹ nghệ truyền thông/giải trí này là để cho chúng mất tiền toi vì trang mạng phổ biến của chúng vắng như chùa Bà Đanh.
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
(ngày 29 tháng 9/2017)

No comments: