Saturday, October 21, 2017

Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương thăm bãi cọc Bạch Đằng… giả. Nguyễn Tường Thuỵ

HoangsaParacel: Ông Đô Đốc oai phong lẫm liệt đã dại dột đi theo "bà" Đại Sứ Ted Osius(đã có chồng) nghe VC xúi dại lạy cả già Hồ, khiến cả hai thản nhiên tự tát vào mặt mình. 

Phó Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ nói chuyện với báo giới nhân kết thúc chuyến thăm cảng của Hải quân Hoa Kỳ ở Đà Nẵng hôm 23/4/2012
AFP

Ngày 6/10/207, Đô đốc Scott H. Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đến thăm di tích lịch sử Bạch Đằng Giang ở thôn Tràng Kênh, huyện Thủy Nguyên, Tp Hải Phòng. Đi cùng đoàn có Đại sứ Ted Osius. Tại đây, vị đại sứ Mỹ đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” làm vui lòng những người Việt yêu nước.
Qua chuyến thăm và nhìn hình ảnh khách Mỹ đang ngắm bãi cọc Bạch Đằng… giả, tôi thấy có những băn khoăn và tiếc sao ông không đến thăm những bãi cọc Bạch Đằng thật.
Các bãi cọc Bạch Đằng được phát hiện:

Có khá nhiều tài liệu về bãi cọc Bạch Đằng. Theo đó, bãi cọc lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1953 tại Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh gọi là bãi cọc Yên Giang. Tới năm 2005 phát hiện thêm bãi thứ 2 tại phường Nam Hòa gọi là bãi cọc Đồng Vạn Muối. Năm 2010 phát hiện ra bãi thứ 3 cũng tại phường Nam Hòa gọi là bãi cọc Đồng Má Ngựa. Cả ba đều thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và đang được bảo tồn cẩn thận. Những bãi cọc này là dấu tích của các trận thủy chiến chống quân xâm lược Trung Quốc vào những năm 938, 981, 1228. Những dấu tích này cùng với sử chép nói lên nghệ thuật đánh giặc phong phú của cha ông ta. Chiến thắng Bạch Đằng là niềm tự hào của người Việt. Trải thời gian 800 đến 1000 năm, dù không còn nguyên vẹn nhưng những gì còn sót lại đủ minh chứng cho những chiến thắng oanh liệt của cha ông ta trên sông Bạch Đằng.
Bãi cọc giả

Như vậy, những bãi cọc Bạch Đằng là có thật và đang hiện hữu. Nhưng tại sao người ta phải làm thêm một bãi giả ở Tràng Kênh, Hải Phòng. Gọi là bãi giả vì nó không phải là trùng tu, tôn tạo, mà gọi là mô phỏng hay mô hình cũng chỉ là gọi tạm vì nó không theo những đặc điểm của những bãi đã khai quật.

Có lẽ những người làm bãi giả này tưởng tượng ra bãi cọc ban đầu. Gọi là tưởng tượng vì ban đầu nó ra sao thì chỉ có người xưa biết. Tuy nhiên, có thể dựa vào đặc điểm các bãi đã khai quật để làm. Theo mô tả các bãi đã khai quật thì bãi cọc Bạch Đằng có những đặc điểm chính sau:

- Một số cọc được cắm thẳng đứng, đa số cọc nằm chếch theo hướng đông 15 độ (bãi Yên Giang) , cắm theo hình chữ chi. Cọc ở bãi Đồng Vạn Muối cắm chếch 45 độ.

- Độ dài các cọc khác nhau, đường kính các cây cọc khác nhau. Mật độ cọc ở mỗi khoảng diện tích có khác nhau.

Còn bãi giả, như ta đã thấy người ta làm không theo những đặc điểm này.
Hồn thiêng sông núi

Có thể khi xây dựng Khu di tích Bạch Đằng Giang, người ta làm một bãi giả cho khách tham quan tiện hình dung và… đỡ công đi đến bãi thật. Nhưng việc tham quan bãi giả và bãi thật nó khác hẳn nhau. Nếu bãi giả chỉ thấy những chiếc cọc được coi là “cọc Bạch Đằng” đều tăm tắp, đầu nhọn hoắt, vô hồn, có thể mô tả chỉ bằng vài dòng chữ thì các bãi thật thể hiện một cách chân thực như vốn có, vì thế nó có giá trị lịch sử rất lớn. Những chứng tích lịch sử hiên ra hiện ra sinh động trước con mắt người nay. Ta cảm thấy bùi ngùi trước những dấu tích của người xưa, hình dung ra những trận huyết chiến với những chiến binh Đại Việt dũng cảm và cảnh tàn quân của đội quân xâm lược tháo chạy sau khi máu của chúng đã nhuộm đỏ khúc sông trên đất nước của một dân tộc anh hùng. Nhìn những chiếc cọc Bạch Đằng, ta có cảm giác như bóng người xưa rất gần, như đang ẩn hiện đâu đây.

“Nghe như văng vẳng từ đây đó
Tiếng vọng người xưa nhắn giống nòi”

(Thơ Nguyễn Tường Thụy)

Nếu ai đến thăm Khu di tích Bạch Đằng Giang xin đừng phí cơ hội mà hãy đến với các bãi cọc Bạch Đằng thật, theo địa chỉ trên đây. Nó không xa lắm, chỉ khoảng 10 km thôi.

Không hiểu tại sao Ban tổ chức không đưa ông tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương đến thăm các bãi cọc lịch sử ở Quảng Yên mà lại để ông ngắm bãi cọc giả ở Tràng Kênh. Điều này thật đáng tiếc. Nếu đến thăm các bãi cọc ở Quảng Yên, ông sẽ có cảm nhận tốt hơn, thật hơn về truyền thống đánh giặc ngoại xâm Phương Bắc của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Về phía báo chí, không nên viết “Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ THĂM BÃI CỌC BẠCH ĐẰNG”, không gọi bãi cọc trong Khu di tích Bạch Đằng là “DI TÍCH bãi cọc Bạch Đằng” (tôi nhấn mạnh bằng các chữ hoa). Viết như thế là không chính xác, là lập lờ. Nó làm cho người đọc nhầm tưởng là bãi cọc thật đã được phát hiện ở Quảng Ninh. Tôi tin rất nhiều người nhầm khi đọc những tin này. Phải gọi cho đúng sự thật, còn diễn đạt ra sao là tùy các nhà báo.



Tư Lệnh Swift và Đại Sứ Hoa Kỳ Ted đang hì hục xúc đất trồng cây "cổ thụ" (HSP)



Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thăm bãi cọc Bạch Đằng

Đô đốc Swift nói ông đặc biệt ấn tượng với lòng dũng cảm cũng như cách các vị tướng Việt Nam đánh bại quân xâm lược phương Bắc lớn mạnh hơn nhiều bằng những chiến lược tài tình.

Đại sứ Mỹ Ted Osius và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Harbison Swift, sáng 6/10 có chuyến thăm quần thể di tích lịch sử danh thắng Tràng Kênh - Bạch Đằng (Hải Phòng)


Ngày 6/10, Đại sứ Mỹ Ted Osius và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Harbison Swift tới thăm quần thể di tích lịch sử danh thắng Tràng Kênh - Bạch Đằng thuộc địa phận xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.


Đón tiếp Đại sứ Ted Osius và Đô đốc Scott Harbison Swift tại khu di tích là Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Phạm Văn Hà và đại diện lãnh đạo các sở Ngoại vụ, Du lịch, Văn hóa thể thao.


Mở đầu chuyến thăm, Đại sứ Mỹ và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trồng cây lưu niệm ở khu danh thắng lịch sử nổi tiếng. Hai cây gạo này sẽ được đặt theo tên của Đại sứ Ted Osius và Đô đốc Scott Swift.


Phát biểu tại nhà khách khu di tích, Đô đốc Swift nói: "Với tư cách là Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đến đây ngày hôm nay, tôi một lần nữa được nhắc nhở về vai trò lớn lao của một vị tư lệnh hải quân trong việc gìn giữ sự ổn định của đất nước. Tôi cũng được nhắc nhở về trọng trách của lực lượng quân đội đối với việc bảo vệ chủ quyền của một đất nước cho dù phải đối mặt với bất kể thách thức nào".


Đây là chuyến thăm đầu tiên của Đại sứ Ted Osius và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Swift tới dòng sông huyền thoại, từng là nơi ghi dấu những trận chiến oai hùng bậc nhất trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của Việt Nam. Hai vị quan chức Mỹ đã nghe lãnh đạo thành phố Hải Phòng trò chuyện về những trận thủy chiến của Việt Nam ở sông Bạch Đằng.


Đại diện UBND TP Hải Phòng tặng Đại sứ Ted Osius đĩa vàng có in hình khu di tích Bạch Đằng. Ông Osius cũng trao tặng cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng quà lưu niệm là 3 cuốn sách về văn hóa lịch sử Mỹ. 


Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Scott Harbison Swift bày tỏ chuyến thăm tới khu di tích Bạch Đằng có ý nghĩa rất đặc biệt đối với cá nhân ông. "Tôi đặc biệt ấn tượng với lòng dũng cảm của các vị tư lệnh khi họ phải đối mặt với lực lượng lớn mạnh hơn rất nhiều. Những tướng lĩnh Việt Nam đã sử dụng những chiến lược tài tình để đánh bại quân xâm lược phương Bắc", ông nói. Trong ảnh, Đô đốc Swift ký tên vào sổ lưu niệm của khu di tích Bạch Đằng Giang. 


Trong chuyến thăm kéo dài gần 2 giờ, Đại sứ và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã thắp hương tại đền thờ vua Lê Đại Hành, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ vua Ngô Quyền, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và khu vực di tích bãi cọc Bạch Đằng. Đại sứ Ted Osius cho biết ông và Đô đốc Swift đến Bạch Đằng để tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam và để tỏ lòng kính trọng đối với những vị vua lớn đại diện cho nhân dân Việt Nam, đã vượt qua khó khăn bằng tinh thần kiên cường, quyết tâm và những chiến thuật tài tình để giữ nền độc lập của đất nước. 


Vị đại sứ Mỹ nói rằng dù thường ở thế yếu khi đối đầu với những lực lượng lớn hơn nhiều, hết lần này đến lần khác, Việt Nam đã thành công trong việc duy trì nền độc lập bất chấp những khó khăn. 


Theo ông, việc tìm hiểu quá khứ Việt Nam là vô cùng quan trọng, thể hiện sự kính trọng của Mỹ đối với lịch sử của một đất nước "đã nhiều lần đối mặt với các kẻ thù được trang bị vũ khí hùng mạnh, và đã sử dụng những chiến lược khôn ngoan để đánh bại quân địch”.


"Tại cửa sông Bạch Đằng này, các binh sĩ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của vua Ngô Quyền năm 938, vua Lê Đại Hành năm 981, Đại tướng Trần Hưng Đạo năm 1288 đã đẩy lùi các đạo quân xâm lược, một minh chứng cho tinh thần ngoan cường của nhân dân Việt Nam", Đại sứ Ted Osius nói. Đô đốc Hải quân Swift chia sẻ: "Lòng dũng cảm và cam kết bảo vệ chủ quyền độc lập trong quá khứ là điều mà tôi tiếp tục được chứng kiến ở lực lượng quân đội Việt Nam mà tôi có hân hạnh làm việc cùng". 
Đại sứ Mỹ đọc 'Nam quốc sơn hà' Ông Ted Osius bày tỏ sự kính trọng đối với lịch sử VN, đất nước nhiều lần đối mặt với kẻ thù trang bị vũ khí hùng mạnh và sử dụng chiến lược khôn ngoan để đánh bại quân địch.






Tin Tổng Hợp

No comments: