Thursday, February 15, 2018

Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh (1928-2018) Cựu Tư Lệnh Hải Quân và Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Tiếp Đón Đồng Bào Di Tản 1975








1948: Tốt nghiệp trường Hàng Hải Thương Thuyền Sài Gòn.
1952: Theo học Khóa 1 Trường Sĩ Quan Hải Quân.
Tốt nghiệp cấp bậc Hải Quân Thiếu Úy.

1953: Vinh thăng Hải Quân Trung Úy.
Hạm Trưởng đầu tiên Giang Vận Hạm HQ-534
1954: Hải Quân Đại Úy Hạm Trưởng Giang Pháo Hạm
HQ-330.
Chỉ Huy Trưởng Giang Lực Miền Đông trong những năm đầu của Đệ Nhất Cộng Hòa, tham gia các Chiến Dịch Miền Tây, châu thổ sông Cữu Long, Rừng Sát và Đồng Tháp Mười.
1955: Hạm Trưởng Trợ Chiến Hạm HQ-226
1956: Hải Quân Thiếu Tá Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm HQ-03
Chỉ Huy Trưởng Hải Lực, trách nhiệm toànĐề Đốc Lâm Ngươn Tánh (1928-2018) Cựu Tư Lệnh Hải Quân và Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Tiếp Đón Đồng Bào Di Tản 1975 bộ Hạm Đội Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
1957: Tham Mưu Trưởng Hải Quân
Du hành quan sát các Tổ Chức Hành Quân Huấn Luyện và Quản Trị của Hải Quân Hoa Kỳ.
1958: Tốt nghiệp khóa Hậu Sĩ Quan tại Monterey, California Hoa Kỳ và các khóa phòng Tai Nạn, Huấn Luyện Viên Hành Quân Đổ Bộ.
1959: Chỉ Huy Trưởng Hải Trấn, trách nhiệm về các cơ sở Hải Quân trên bộ, các Quân Trường và Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
1960: Tốt nghiệp khóa Quản Trị và Điều Hành Hải Quân Công Xưởng tại Honolulu, Hawaii Hoa Kỳ.
Hải Quân Trung Tá Giám Đốc Hải Quân Công Xưởng Sài gòn.
1965: Tốt nghiệp khóa Cao Đẳng Hải Chiến Newport, Rhode Island, Hoa Kỳ.
- Tham Mưu Trưởng Hải Quân.
- Hải Quân Đại Tá, Phụ Tá Hải Quân Tham Mưu Phó Hành Quân - Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.
1967: Tháng 5, sáng lập viên và Chỉ Huy Trưởng đầu tiên Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.
1968: 30-10 Chủ Tọa Lễ Khai giảng khóa 2 Nguyễn Trải Đại Học Chiến Tranh Chính Trị.
1970: Tư Lệnh Phó Hải Quân.
Ngày 1-11 Vinh Thăng Phó Đề Đốc nhiệm chức.
1971: Tháng 6. Chủ Tịch Ủy Ban Hải Quân Bài Trừ Ma Túy.
1973: Du học khóa Quản Trị Quốc Phòng tại Monterey, California Hoa Kỳ.
1974: Vinh thăng Đề Đốc nhiệm chức.
- Ngày 1-11 Tư Lệnh Hải Quân thay thế Đề Đốc Trần Văn Chơn.
1975: Ngày 24 tháng 3, bàn giao chức Tư Lệnh Hải Quân cho Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang.
- Đầu tháng 4, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh đặc trách tiếp đón đồng bào di tản từ Miền Trung.
- Ngày 29 tháng 4, lúc 6 giờ chiều di tản trên Khu Trục hạm Trần Hưng Đạo HQ-1.
- Định cư tại Federicksburg, Virginia Hoa Kỳ.
2018:
"Cựu Tư Lệnh Hải Quân VNCH, Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh đã quá vãng ngày Chúa Nhật 02/11/2018." tại Virginia Hoa Kỳ.



Video Phủ Quốc Kỳ VNCH








Trường Cao-Đẳng Hải-Chiến Hải-Quân Hoa-Kỳ
(United States Naval War College)
Lâm Ngươn Tánh


Lời giới thiệu: Cựu Đề-Đốc Lâm Ngươn Tánh, nguyên Tư-Lệnh Hải-Quân V.N.C.H. xuất thân khóa I Hải-Quân Nha-Trang. Ông là một trong số rất ít sĩ quan cao cấp Hải-Quân Việt-Nam còn giữ được mối liên lạc mật thiết với Trường Cao-Đẳng Hải-Chiến Hải-Quân-Hoa-Kỳ.


Bài biên soạn công phu sau đây của cựu Đề-Đốc Lâm Ngươn Tánh sẽ giúp độc giả thấu triệt được nhiều điều hữu ích về ngôi trường quân sự mà hầu hết các cấp lãnh đạo Hải-Quân V.N.C.H. đều đã theo học.


“Viribus Mare Victoria” (Chiến thắng của con người trên đại dương) là phương châm của một cơ quan huấn luyện cao cấp nhất trong Hải-Quân Hoa-Kỳ: Trường Cao-Đẳng Hải-Chiến (CĐHC) Hải-Quân Hoa-Kỳ.


Trường CĐHC tọa lạc trên bán đảo Coaster Harbor Island của thị xã Newport, nằm trong vịnh Narragansett thuộc Rhode Island, một tiểu bang nhỏ nhất của Hoa-Kỳ. Thị xã Newport, đặc biệt vào mùa Hè, là một địa danh nổi tiếng trong ngành du lịch, nhờ khí hậu tương đối mát mẻ; những bãi biển cát trắng, nước trong; và những lâu đài lộng lẫy như The Elms, The Breakers, The Marble House, Chateau-Sur-Mer, Rose Cliff, v. v… Newport cũng là nơi hội ngộ của những tay đua thuyền buồm quốc tế vào những dịp tổ chức America’s Cup.


Trường CĐHC có đầy đủ tiện nghi về huấn luyện và tiếp vận cũng như tại hầu hết các Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Hoa-Kỳ. Viện Trưởng là những sĩ quan cấp Đô-Đốc thâm niên, hầu hết sau nhiệm kỳ chỉ huy Trường CĐHC, những vị này đều về hưu.


Được thành lập vào năm 1884, Trường CĐHC thoạt tiên được tổ chức để huấn luyện sĩ quan Hải-Quân Hoa-Kỳ theo học các khóa tham mưu (staff) và chỉ huy (command) dựa trên những căn bản chiến thuật và chiến lược hải chiến để tổ chức những cuộc hành quân


Đến năm 1956, Trường CĐHC mở thêm những khóa huấn luyện cho sĩ quan Hải-Quân quốc tế đồng minh của Hoa-Kỳ. Cơ cấu Trường CĐHC được hia thành hai khối:



Trường Tham-Mưu Hải-Quân (Naval Staff College)
Trường Chỉ-Huy Hải-Quân (Naval Command College – NCC)

Riêng về Trường Chỉ-Huy Hải-Quân thì có hai phần riêng biệt dành cho sĩ quan Hải-Quân Hoa-Kỳ (HQHK) thuần túy (1) và sĩ quan Hải-Quân Đồng-Minh (2).

Để có nhiều ý nghĩa liên quan mật thiết với Hải-Quân V.N.C.H., bài này được viết trên căn bản không gian và thời gian của kỷ niên 1965 và đặc biệt chú trọng nhiều hơn về Trường Chỉ-Huy Hải-Quân dành cho sĩ quan Hải-Quân đồng minh tại Trường CĐHC.

Trường CĐHC/HQHK huấn luyện những sĩ quan Hải-Quân cấp tá thâm niên, để chuẩn bị cho họ một căn bản chỉ huy dựa trên những lý thuyết chiến thuật và chiến lược quốc tế hiện đại.

Khóa học kéo dài 11 tháng, gồm những phần chính yếu như:

Thuyết giảng về chiến thuật tác chiến của các quân binh chủng bạn có liên hệ đến hoạt động của Hải-Quân.
Lập trận đồ và chỉ huy hạm đội tham chiến (War Games).
Đi quan sát các cơ cấu quân sự quốc phòng thuộc hệ thống phòng thủ Hoa-Kỳ.
Viếng những cơ sở kỹ nghệ chiến tranh trong nước và ngoài nước. (Field trips)
Viết một bài luận án theo các đề mục tùy ý về quân sự, kinh tế, ngoại giao, v. v…

Khóa sinh đến Trường CĐHC như một sứ giả của quốc gia mình; vì tất cả khóa sinh đều được hưởng quy chế đặc miễn chính thức dành cho một ngoại giao đoàn quốc tế hợp lệ. Ngoài quyền tự do di chuyển, khóa sinh còn được tự do phát biểu ý kiến ngay tại quân trường vào những dịp khóa sinh hội thảo những đề tài trong chương trình huấn luyện và trong những dịp thuyết trình tại các trường trung học địa phương hay tại phòng Thương Mại Newport mà khóa sinh được Lions Club hoặc Rotary Club mời như một thuyết trình viên danh dự.

Những ý kiến mà khóa sinh đã phát biểu trong những dịp hội thảo – kể cả trong luận án – sẽ không được tiết lộ hoặc phổ biến nếu không có sự chấp thuận của tác giả.

Trong nhiều cuộc hội thảo chính thức, khóa sinh thẳng thắn chỉ trích chính sách ngoại giao của Hoa-Kỳ, đường lối Hoa-Kỳ viện trợ cho các quốc gia nhược tiểu và chính sách thương mại và trao đổi với quốc tế. Đến khi đàm đạo trong những dịp “trà dư tửu hậu” giữa khóa sinh và sĩ quan cán bộ HQHK, những chỉ trích về phương diện giáo dục và xã hội của Hoa-Kỳ lại được tiếp tục. Ý niệm chung của khóa sinh là: “Chúng tôi đến đây với tư cách là đồng minh của Hoa-Kỳ để hấp thụ những kinh nghiệm quý báu của Hải-Quân Hoa-Kỳ trong những trận thế chiến đã qua; nhưng chúng tôi không hoàn toàn đồng đồng ý trên nhiều vấn đề mà quốc gia của chúng tôi có nhiều ưu điểm hơn.”

Mặc dù có nhiều dị biệt tư tưởng giữa khóa sinh đồng minh và sĩ quan huấn vụ, sau cùng tình thân hữu ngày càng nẩy nở tốt đẹp suốt khóa học. Tinh thần “Tứ hải giai huynh đệ” bao trùm không khí khóa học, làm cho khóa sinh và sĩ quan huấn vụ quân trường thông cảm và hiểu biết nhau hơn, khắng khít nhau hơn, để sau cùng tạo ra một “Tinh thần Trường Chỉ-Huy Hải-Quân Newport”. (“The Spirit of The Naval Command College).

Điểm tế nhị nhất là không hề xảy ra những xung đột hoặc đả kích công khai nào giữa các khóa sinh tụ họp từ bốn phương trời, mang nhiều màu sắc khác biệt, không cùng ngôn ngữ, tuổi tác chênh lệch và đang có những rắc rối về vấn đề chính trị quốc gia.

Thật vậy, trong khóa học năm 1964-1965 có bốn quốc gia đang trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ với nhau. Đó là Thổ-Nhỉ-Kỳ với Hy-Lạp và Ấn-Độ với Pakistan. Tuy nhiên, trong suốt khóa học, mặc dầu sự thân tình giữa đại diện các quốc gia này không được biểu lộ một cách sâu đậm, nhưng trái lại cũng không hề xảy ra một cuộc đụng chạm nào.

Vì thời gian thụ huấn khá dài, khóa sinh thuộc các quốc gia Âu-Châu, Mỹ-Châu và Trung-Đông đem theo gia đình khi đến nhập học. Khóa sinh các nước Á-Châu và Phi-Châu, có thể vì tình trạng kinh tế và chính trị, không đem theo gia đình.

Khóa sinh đến trình diện nhập khóa và lập thủ tục tại Luce Hall. Luce Hall là bộ chỉ huy và cũng là cơ quan hành chánh của Trường CĐHC. Tại Trường CĐHC, khóa sinh được theo quy chế ngoại trú, được tự do sinh hoạt nơi nào mình thích, miễn là phải tham dự đầy đủ những giờ thuyết giảng tại Trường hoặc tháp tùng những chuyến đi quan sát xen kẻ trong chương trình huấn luyện.

Sự tiếp đón của Trường CĐHC được tổ chức rất chu đáo và có vẻ trịnh trọng ngay từ khi khóa sinh vừa đến phi trường Providence, thủ đô của Rhode Island, để đưa về tạm trú tại BOQ, chờ hoàn tất thủ tục nhập khóa. Sĩ quan thuộc Bộ-Tham-Mưu quân trường được chỉ định làm cố vấn cho mỗi khóa sinh về phương diện huấn luyện cũng như những vấn đề tổng quát khác như thuê nhà, mua xe, mua bảo hiểm, v. v…

Khóa học bắt đầu vào giữa tháng Tám.

Sinh hoạt của khóa sinh bắt đầu từ giảng đường tại Simms Hall để nghe thuyết giảng về chiến thuật và chiến lược hải chiến. Trưa, sau bữa ăn tại câu lạc bộ sĩ quan là những giờ dành cho việc khảo cứu tài liệu mượn từ thư viện Mahan Hall đem về văn phòng riêng của mỗi khóa sinh. Những đề tài thuyết giảng chiến thuật và chiến lược rất bao quát và ngoạn mục với phim ảnh do thuyết trình viên trình bày.

Trong những dịp hội thảo toàn khóa, một hội trường rộng lớn được xử dụng và trang trí như dành cho một Đại Hội Đồng quốc tế nhóm họp. Mỗi khóa sinh có một bàn riêng, được trưng bày Quốc-Kỳ và bảng tên của mình. Mọi sự sắp xếp đều theo mẫu tự, không có sự phân biệt cấp bậc hoặc quốc gia của khóa sinh. Tại Mahan Hall và Luce Hall, quốc kỳ các quốc gia đồng minh của Hoa-Kỳ được dương cao, trong số đó lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay…

Sau nhiều tuần huấn luyện tại Trường, khóa sinh bắt đầu đi quan sát. Phương tiện di chuyển hầu hết là phi cơ của Hải-Quân Hoa-Kỳ. Những phi cơ này sẵn sàng tại căn cứ Nagaransett Naval Air Station trên đảo Connecticut, bên kia vịnh về hướng Tây.

Thời gian 1965, Newport Bridge dài hai miles nối liền bán đảo Newport với đảo Connecticut chưa được xây cất, khóa sinh dùng tiểu đỉnh của Naval Base để sang đảo. Đôi khi Trường lại dùng xe chuyên chở công cộng đưa khóa sinh sang phi trường, nhưng phải dùng chiếc phà Jamestown Ferry để qua đảo Connecticut.

Ngày nay Newport Bridge tối tân đã thâu ngắn thời gian di chuyển từ Newport qua đảo Connecticut, nhưng đã vô tình xóa đi hình ảnh thơ mộng của chiếc phà Jamestown Ferry với đoàn hải âu lượn quanh tìm mồi do hành khách rải xuống biển.

Những chuyến đi quan sát thường kéo dài trọn tuần lễ. Nào Bermuda thuộc Anh-Cát-Lợi nằm giữa Đại-Tây-Dương, đến Roosevelt Roads Naval Air Station ở Puerto Rico nằm trong biển Caribbean, rồi trở về Key West Naval Station và Miami thuộc Florida. Có lần sang Ottawa, thủ đô Gia-Nã-Đại rồi trở về miền Trung Bắc Hoa-Kỳ để viếng các xưởng kỹ nghệ sản xuất xe thiết giáp và quân xa đủ loại tại Detroit, Michigan. Tiếp đến là viếng Bộ-Chỉ-Huy Không-Quân Chiến-Lược (Strategic Air Command) đặt sâu trong lòng núi đá ở Nebraska. Trong chuyến đi miền Tây, đến vùng Bắc California viếng căn cứ chiến thuật Không-Quân với hệ thống tiếp vận tân tiến rồi sang thăm quốc hội California và Thống-Đốc Ronald Reagan tại Sacramento. Đi về miền Nam California thì viếng những cơ xưởng chế tạo phi cơ tác chiến ở Los Angeles và Bộ-Tư-Lệnh Hạm-Đội Thái-Bình-Dương tại San Diego. Chuyến đi kế tiếp lại sang miền Đông quan sát những cuộc biểu diễn hành quân tại các Căn-Cứ Thủy-Quân Lục-Chiến (Camp Le Jeune) và Lưc-Lượng Đặc-Biệt (Fort Bragg) ở North Caroline; viếng Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội Đại-Tây-Dương đặt ở Norfolk, xưởng kỹ nghệ đóng tàu tại Newport News, nơi chế tạo hàng không mẫu hạm và tiềm thủy đỉnh nguyên tử; viếng Williamsburg, thủ đô đầu tiên của tiểu bang Virginia. Đi dần về miền Đông Bắc, viếng thủ đô Hoa-Thịnh-Đốn với Quốc-Hội và Tòa Bạch-Ốc, rồi Ngũ-Giác-Đài. Chuyến kế tiếp được viếng Nữu-Ước hoa lệ với tòa nhà Liên-Hiệp-Quốc, thị trường chứng khoáng Wall Street, tượng Nữ Thần Tự-Do trước khi trở về New London, tiểu ban Connecticut để quan sát Căn-Cứ và Trung-Tâm Huấn-Luyện Tiềm-Thủy-Đỉnh. Khóa sinh được dịp ra khơi bằng Tiềm-Thủy-Đỉnh và quan sát cuộc thực tập tác chiếc có xử dụng ngư lôi.

Tại mỗi nơi thăm viếng khóa sinh được tiếp đón nồng hậu và chu đáo. Các vị Thống Đốc, Thị Trưởng, Tư-Lệnh quân chủng hay Chỉ-Huy-Trưởng cơ quan thường có mặt để tiếp đón phái đoàn khóa sinh. Trong những buổi dạ tiệc, quà kỷ niệm, chứng chỉ Công Dân Danh Dự và chìa khóa vàng của thành phố được trao tặng cho mỗi khóa sinh.

Từ năm thành lập cho đến nay (1990), Trường Chỉ-Huy Hải-Quân đã huấn luyện được 35 khóa học liên tiếp, với 1.045 khóa sinh thuộc 70 quốc gia trên thế giới. Trong tổng số khóa sinh có 545 người đã được thăng cấp Đô-Đốc Hải-Quân hoặc Tướng Lãnh Lục-Quân và Không-Quân. Hai mươi sáu người giữ chức Tổng Bộ Trưởng trong chính phủ hoặc làm Đại-Sứ. Đặc biệt có một cựu khóa sinh đã trở thành Tổng Thống!

Lý thuyết và kinh nghiệm thâu nhận được sau những chuyến đi quan sát và tình thân hữu nẩy nở trong khối khóa sinh quốc tế là những điểm son khóa sinh mang về khi hồi hương. Những kỷ niệm vui buồn cũng giúp thêm nhiều màu sắc rực rỡ cho bức tranh kỷ niệm của Trường Cao-Đẳng Hải-Chiến Hoa-Kỳ. Bất cứ một sĩ quan nào đã tu nghiệp tại Trường Chỉ-Huy Hải-Quân đều không thể quên được phương châm đặc biệt của Trường: Populos Mare Jungit. (Con người triền miên với biển cả).

1. Gồm một số sĩ quan Thủy-Quân Lục-Chiến (U.S. Marine Corps), sĩ quan Lục-Quân, Không-Quân và công chức cáo cấp quốc phòng

2. Gồm một số sĩ quan Lục-Quân và Không-Quân của vài quốc gia đồng minh.


Danh sách sĩ-quan Hải-Quân V.N.C.H.
từng tu nghiệp tại Trường Cao-Đẳng Hải-Chiến Hoa-Kỳ

Hải-Quân Trung-Tá Trần Văn Chơn 1959-1960


Hải-Quân Trung-Tá Chung Tấn Cang 1960-1961


Hải-Quân Trung-Tá Đặng Cao Thăng 1961-1962

Hải-Quân Trung-Tá Nguyễn Đức Vân 1962-1963

Hải-Quân Trung-Tá Trần Văn Phấn 1963-1964


Hải-Quân Trung-Tá Lâm Ngươn Tánh 1964-1965


Hải-Quân Trung-Tá Đinh Mạnh Hùng 1965-1966


Hải-Quân Trung-Tá Khương Hữu Bá 1966-1967

Hải-Quân Trung-Tá Vũ Đình Đào 1967-1968

Hải-Quân Trung-Tá Nguyễn Hữu Chí 1968-1969


Hải-Quân Trung-Tá Nguyễn Xuân Sơn 1969-1970


Hải-Quân Trung-Tá Trịnh Xuân Phong 1970-1971


Hải-Quân Đại-Tá Ngô Khắc Luân 1971-1972


Hải-Quân Đại-Tá Bùi Cửu Viên 1972-1973


Hải-Quân Đại-Tá Phan Văn Cổn 1973-1974


Hải-Quân Đại-Tá Dư Trí Hùng 1974-1975



LÂM NGƯƠN TÁNH


Tiểu sử
Sinh 18 tháng 10 năm 1928 (89 tuổi) Sa Đéc, Việt Nam
Binh nghiệp
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Thuộc Quân lực VNCH
Năm tại ngũ 1952-1975
Cấp bậc Thiếu tướng
Đơn vị Quân chủng Hải quân
Chỉ huy Quân đội Quốc gia Quân lực VNCH
Tham chiến Chiến tranh Việt Nam
Khen thưởng B.quốc H.chương đệ IV[1]
Lâm Ngươn Tánh (1928), nguyên là một tướng Hải Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Đề đốc, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên của trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam, do Chính phủ Quốc gia Việt Nam tiếp quản từ cơ sở cũ của Hải quân Pháp, thành lập tại Duyên hải miền Trung. Ông đã tuần tự giữ các chức vụ chỉ huy then chốt trong Quân chủng. Sau cùng là một Tư lệnh nhiều năng lực của Quân chủng Hải quân. Năm 1974, ông đã trực tiếp chỉ huy cuộc Hải chiến Hoàng Sa chống lại Trung Quốc trên cương vị Phó Tư lệnh Hải quân kiêm Tư lệnh chiến dịch.


Mục lục

1 Tiểu sử & Binh nghiệp
1.1 Quân đội Quốc gia Việt Nam
1.2 Quân đội Việt Nam Cộng hòa
2 1975
3 Chú thích
4 Tham khảo

Tiểu sử & Binh nghiệpÔng sinh ngày 18 tháng 10 năm 1928, trong một gia đình quan chức tại Lai Vung, Sa Đéc, miền tây Nam phần, Việt Nam. Gia đình đó, có 4 người con trai. Người cha là Lâm Nguơn Thơ (Ông nội là Lâm Nguơn Xuân) . Con là: Lâm Nguơn Thành, Lâm NguơnTại, Lâm Nguơn Tâm và Lâm Nguơn Tánh.Năm 1947, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Cần Thơ với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Năm 1948, ông trúng tuyển và theo học trường Hàng hải Thương thuyền của Pháp tại Sài Gòn. Sau một năm, tốt nghiệp cấp Thuyền trưởng và phục vụ ở ngành Hàng hải cho đến ngày gia nhập quân đội.


Quân đội Quốc gia Việt NamĐầu năm 1952, ông chính thức nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia theo hệ thống được chuyển từ ngành Hàng hải sang Quân chủng Hải quân. Theo học khóa 1 tại ở trường Sĩ quan Hải quân Quốc gia Việt Nam đạt tại Nha Trang,[2] khai giảng ngày 1 tháng 1 năm 1952. Ngày 1 tháng 10 cùng năm, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Hải quân Thiếu úy ngành chỉ huy. Giữa năm 1953, ông được thăng cấp Hải quân Trung úy và được cử làm Hạm trưởng đầu tiên Giang vận hạm HQ-534.
Cuối năm 1954, ông được thăng cấp Hải quân Đại úy, chuyển sang làm Hạm trưởng Giang pháo hạm HQ-330. Sau dó. ông được cử làm Chỉ huy trưởng Giang lực miền Đông trong thời kỳ đầu của Đệ nhất Cộng hòa, tham gia các chiến dịch miền Tây châu thổ sông Cửu Long, Rừng Sát và Đồng Tháp Mười.


Quân đội Việt Nam Cộng hòaCuối tháng 10 năm 1955, chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được cử làm Hạm trưởng Trợ chiến hạm HQ-226. Giữa năm 1956, ông được thăng cấp Hải quân Thiếu tá và được chỉ định làm Hạm trưởng Hộ tống hạm Đống Đa HQ-03. Tháng 10 Cùng năm ông được giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Hải lực, trách nhiệm toàn bộ Hạm đội Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1957, ông được bổ nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng trong Bộ tư lệnh Hải quân (lần thứ nhất). thời gian này, ông được cử đi du hành quan sát các Tổ chức Hành quân, Huấn luyện và Quản trị của Hải quân Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1958, ông được cử đi du học và tốt nghiệp khóa Hậu Sĩ quan Hải quân tại Monterey, Tiểu bang California, Hoa Kỳ và khóa Đề phòng và Xử lý tai nạn trong lãnh vực chuyên môn, khóa Huấn luyện viên và Hành quân đổ bộ.
Đầu năm 1959, mãn khóa học về nước, ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Hải trấn, trách nhiệm về các cơ sở Hải quân trên bộ, các Quân trường và Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang.
Giữa năm 1960, ông được đi du học và tốt nghiệp khóa Quản trị và Điều hành Hải quân Công xưởng tại Honolulu, Tiểu bang Hawaii.[3] Mãn khóa về nước, ông được thăng cấp Hải quân Trung tá và được cử giữ chức vụ Giám đốc Hải quân Công xưởng tại Sài Gòn.
Đầu năm 1965, ông tiếp tục được cử đi du học và tốt nghiệp khóa Cao đẳng Hải chiến (Naval War College) tại Newport, Tiểu bang Rhode Island, Hoa Kỳ. Về nước, ông được cử làm Tham mưu trưởng tại Bộ Tư lệnh Hải quân (lần thứ hai). Cùng năm, ông được thăng cấp Hải quân Đại tá, giữ chức vụ Phụ tá Hải quân cho Tham mưu phó Hành quân của Bộ Tổng tham mưu. Tháng 5 năm 1967, ông là sáng lập viên và là Chỉ huy trưởng đầu tiên của trường Đại học Chiến tranh Chính trị tại Đà Lạt.[4]
Năm 1968 và 1969, ông chủ toạ lễ khai giảng khóa Nguyễn Trãi 2 và lễ tốt nghiệp khóa Nguyễn Trãi 1 Đại học Chiến tranh Chính trị. Đến tháng 7 năm 1970, ông nhận lệnh bàn giao trường Đại học Chiến tranh Chính trị lại cho Đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh.[5] Tháng 8 cùng năm, ông được điều động trở lại Quân chủng giữ chức Phó Tư lệnh Hải quân. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cuối năm, ông được thăng Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng tại nhiệm.
Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1971, ông được đề cử làm Chủ tịch Tiểu ban "bài trừ ma tuý" trong Quân chủng Hải quân. Đầu năm 1973, ông được cử đi du học khóa Quản trị Quốc phòng tại Monterey, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Tháng 3 năm 1974, ông được thăng Hải hàm Đề đốc, cấp bậc Thiếu tướng tại nhiệm. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải quân thay thế Đề đốc Thiếu tướng Trần Văn Chơn [6]


1975Ngày 24 tháng 3, ông được lệnh bàn giao chức vụ Tư lệnh Hải quân lại cho Phó Đô đốc Trung tướng Chung Tấn Cang (nguyên Tư lệnh Biệt khu Thủ đô). Đầu tháng 4, ông được cử giữ chức vụ Phụ tá Quốc Vụ Khanh, đặc trách tiếp đón đồng bào di cư từ miền Trung.
Chiều ngày 29 tháng 4, ông đem gia đình di tản ra khơi trên Khu trục hạm Trần Hưng Đạo HQ-1 do Hải quân Trung tá Nguyễn Địch Hùng[7] điều khiển.
Sau đó, ông cùng gia đình được sang Hoa Kỳ định cư tại Thành phố Federicburg thuộc Tiểu bang Virginia.














































Chú thích


^ Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng (ân thưởng)
^ Thời điểm này, Chính phủ Quốc gia vẫn phải nhờ sự giúp đỡ của các Sĩ quan và Hạ sĩ quan người Pháp trong việc huấn luyện khóa sinh
^ Còn gọi theo phiên âm là Hạ Uy Di, Tiểu bang Hải ngoại nằm ở bắc Thái Bình Dương và cũng là Tiểu bang cuối cùng thứ 50 của Hoa Kỳ của Hoa Kỳ
^ Thời điểm tướng Tánh làm Chỉ huy trưởng trường Đại học CTCT, các sĩ quan tham mưu trong Bộ chỉ huy còn có:
-Đại tá Đặng Thiện Ngôn (Có tư liêu ghi là Đàng Thiện Ngôn, sinh năm 1928 tại Tây Ninh. Tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức)
-Đại tá Đỗ Văn Sáu (Sinh năm 1928 tại Sài Gòn. Tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt)
^ Sinh năm 1922 tại Hà Nam. Tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Đà Lạt
^ Tướng Chơn giải ngũ với lý do đáo hạn tuổi và đã phục vụ quân đội trên 20 năm.
^ Sinh năm 1934 tại Hà Nội. Tốt nghiệp khóa 3 trường Võ bị Hải quân Brest, Pháp)

Posted by Thoi Chinh Chien at 1:05 AM

Hoang Pham chuyen

No comments: